|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Dòng tiền thông minh 16/12: NĐT cá nhân bán ròng hơn 400 tỷ đồng khi VN-Index lưỡng lự trong biên hẹp, tập trung xả VPB phiên tăng trần

07:00 | 16/12/2022
Chia sẻ
Trong phiên VN-Index dao động trong biên hẹp, NĐT cá nhân bán ròng 400,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 770,5 tỷ đồng.

VN-Index tiếp tục giằng co tích lũy quanh mốc 1.050 điểm, với những biến động xanh đỏ đan xen trong phiên đáo hạn phái sinh. Điều này thể hiện trạng thái thận trọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn.

Kết phiên, VN-Index tăng 4,89 điểm, tương ứng tăng 0,47%, dừng chân ở mốc 1.055 điểm. Tổng khối lượng giao dịch giảm hơn 7% so với phiên trước, ở mức 731 triệu đơn vị, tương ứng với hơn 12.335 tỷ đồng về giá trị.

Phiên hôm nay ghi nhận 228 mã tăng chiếm ưu thế so với 181 mã giảm. Trong đó, nhiều nhân tố thuộc nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tác động tiêu cực lên chỉ số như: VHM, GAS, NVL, VIC, PDR, … Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu ngân hàng tạo điểm nhấn dẫn dắt đà tăng cho chỉ số như: VPB, MBB, VCB, TCB, CTG, …

Ngoài ra, một vài cổ phiếu thuộc nhóm ngành riêng lẻ như MSN, HVN, FPT, …là các mã nằm trong top đầu đóng góp tích cực đến VN-Index.

 Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Tự doanh tiếp tục mua ròng hơn 180 tỷ đồng

Thống kê giao dịch của bộ phận tự doanh công ty chứng khoán, khối này mua ròng 182,1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 159,3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tự doanh mua ròng 13/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, tài nguyên cơ bản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày 15/12 gồm VPB, HPG, VNM, FUEVFVND, ACB, FPT, VIC, TCB, MWG, VHM.

Trong khi đó, nhóm bị bán ròng mạnh nhất là bảo hiểm. Top các mã bị bán ròng gồm NVL, FUESSVFL, GIL, DXG, E1VFVN30, MIG, BWE, SSB, PHR, DGC.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Tổ chức nội bán ròng gần 100 tỷ đồng

Giao dịch ngược chiều với khối tự doanh, NĐT tổ chức trong nước bán ròng 99,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 292,7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức trong nước bán ròng 3/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm hàng & dịch vụ công nghiệp. Top bán ròng có TPB, GEX, FUEVFVND, SZC, VNM, BCM, PNJ, FRT, FUEVN100, PVT.

Trong khi đó, dòng tiền của tổ chức trong nước chủ yếu tìm đến cổ phiếu ngân hàng. Top mua ròng có VPB, TCB, MBB, STB, MWG, SSI, SHI, VHM, VIC, GMD.

Cá nhân trong nước bán ròng hơn 400 tỷ đồng

Trong phiên VN-Index dao động trong biên hẹp, NĐT cá nhân bán ròng 400,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 770,5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 4/18 ngành, chủ yếu là ngành thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm VNM, TPB, GEX, SZC, GAS, EIB, HDB, NVL, FUEVFVND, BID.

Phía bán ròng khớp lệnh, NĐT cá nhân bán ròng 14/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành ngân hàng, dịch vụ tài chính. Top bán ròng có VPB, VND, HPG, TCB, DXG, CTG, MBB, SSI, VHM, HCM. Trong đó, VPB là tâm điểm rút ròng của các cá nhân trong nước trong bối cảnh mã này tăng kịch trần lên 18.200 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh lên cao kỷ lục lên tới hơn 66,7 triệu đơn vị. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Khối ngoại duy trì mua ròng hơn 300 tỷ đồng

Về phía NĐT nước ngoài, họ mua ròng 303,4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 318,5 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm dịch vụ tài chính, bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VND, DXG, HPG, CTG, HCM, VCI, FRT, DGC, SSI, VHM.

Tại phía bên bán ròng khớp lệnh, NĐT nước ngoài chủ yếu rút vốn khỏi nhóm thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã VNM, GAS, EIB, HDB, STB, BID, SHB, SAB, GMD.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.