ACB, VIB, HDBank và PVcomBank được bổ sung ngành nghề kinh doanh ví điện tử
Tham vọng của Grab: Mở ví điện tử không liên kết với tài khoản ngân hàng | |
Cuộc đua giữa Fintech và ví điện tử tại Việt Nam |
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa quyết định bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh ví điện tử vào giấy phép hoạt động của 4 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB – Mã: VIB), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank – Mã: HDB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB – Mã: ACB) và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank).
Các quyết định này đều có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký 16/10.
Được biết, dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin. Ví điện tử sẽ lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.
Hiện ở Việt Nam đang có hơn 20 ví điện tử đang hoạt động như Bankplus, Momo, Ví Việt, VTC pay, Moca, Zalo pay, Ngân lượng...
Một số ví điện tử ở Việt Nam (Ảnh: internet) |
Theo thống kê của NHNN, tính đến cuối năm 2013 có khoảng 1,84 triệu người dùng ví điện tử với tổng khối lượng giao dịch 1,1 tỷ USD. Nhưng đến năm 2016 con số này đã tăng lên đến 3 triệu người dùng ví.
Asian Banker Research ước tính, tổng số người dùng ví điện tử tại Việt Nam sẽ vượt mốc 10 triệu người dùng vào năm 2020.
Số lượng người dùng ví điện tử tại Việt Nam (Nguồn: Asian Banker Research) |