|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

6 cách đàm phán kinh doanh thành công cho người hướng nội

07:03 | 21/03/2019
Chia sẻ
Nếu bạn là một người hướng nội có xu hướng khép kín, việc đàm phán kinh doanh có thể gây ít nhiều khó khăn nhưng đã có 6 giải pháp sau.

Một số người có khả năng đàm phán tự nhiên. Họ nói chuyện trôi chảy, luôn biết cách nói chính xác những gì giúp họ đạt được điều họ muốn. Nếu hầu hết chúng ta đều cảm thấy căng thẳng ít nhiều trước một cuộc đàm phán quan trọng thì những người này dường như vô cùng thoải mái.

Đàm phán còn đặc biệt khó khăn đối với người hướng nội, không phải vì họ thiếu hiểu biết hay chuyên môn mà vì đàm phán thường yêu cầu những thái độ khôn ngoan, ngôn ngữ cơ thể linh hoạt, khéo léo - vốn không phải là công cụ giao tiếp quen thuộc với người hướng nội. Tuy người hướng nội có thể không mấy thoải mái với đàm phán, họ lại có nhiều điểm mạnh bù đắp lại.

Không ai sinh ra đã là một nhà đàm phán giỏi. Đàm phán là một kỹ năng và nó cần rất nhiều thời gian luyện tập. Và đây là 6 cách người hướng nội có thể trở thành nhà đàm phán xuất sắc do tạp chí Wisebread gợi ý.

6 cách đàm phán kinh doanh thành công cho người hướng nội - Ảnh 1.

Nguồn: Wisebread

1. Nghiên cứu và chuẩn bị

Người hướng nội có xu hướng phát huy mạnh mẽ khi họ đã nghiên cứu và chuẩn bị trước chu đáo. Bằng cách nghiên cứu, bạn đang tập cọ xát với thực tế. Điều này rất quan trọng bởi bạn không còn phải dựa vào ý kiến hay cảm xúc của mình - hai điều này có thể gây khó khăn cho người hướng nội khi chia sẻ cởi mở.

Hãy tìm hiểu mức lương sẽ dành cho ai đó ở vị trí của bạn với mức độ kinh nghiệm tương tự, giá trị các mặt hàng hoặc hợp đồng sắp đàm phán... Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn đáng tin cậy để tạo một danh sách tất cả mọi thứ cần thiết. Ví dụ, nếu bạn đã tiết kiệm cho công ty một số tiền đáng kể, không có lí do nào bạn lại không nêu ra khi đề xuất tăng lương.

2. Cân nhắc kết quả

Hãy suy nghĩ về khả năng đáp ứng yêu cầu đàm phán của bên còn lại trước buổi đàm phán. Ví dụ, nếu bạn đang muốn giảm giá thành một hợp đồng, bạn sẽ trả lời ra sao nếu họ từ chối? Nếu họ chấp nhận thì sao? Bạn sẽ làm gì nếu họ tỏ thái độ từ chối quyết liệt?

Đánh giá mọi kết quả có thể xảy ra và cách bạn sẽ xử lý nó. Ngoài ra, những gì bạn đang yêu cầu có những điểm mấu chốt nào? Điều gì sẽ là mức tối thiểu mà bạn hy vọng đạt được khi có cuộc trò chuyện này?

Không có gì tệ hơn với một người hướng nội là bị rơi vào tình huống bất ngờ. Vì vậy, hãy thực tế và lên kế hoạch cho những điều bất ngờ.

3. Vào thẳng trọng tâm và đề xuất

Rất nhiều cơ hội bị bỏ lỡ vì người hướng nội thường không chắc chắn về cách đề xuất những gì họ muốn hoặc quá sợ hãi. Chia sẻ những gì bạn biết, vào thẳng vấn đề và hỏi những câu hỏi chính. Nếu phía kia không đồng ý với các điều khoản của bạn thì có khả năng họ không tin tưởng hoặc không có đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của bạn. Dù bằng cách nào, bạn không bao giờ biết những gì bạn có thể đạt được trừ khi bạn thẳng thắn yêu cầu.

4. Đề xuất giải pháp 2 bên cùng có lợi

Hãy tự hỏi lí do tại sao bạn xứng đáng với những gì bạn yêu cầu và làm rõ cả những lợi ích bên kia sẽ nhận được nếu họ đồng ý với đề xuất của bạn. Một cuộc đàm phán thành công phải kết thúc với một đề xuất có lợi cho cả hai bên. Ví dụ, nếu đó là một hợp đồng quảng cáo, hãy chỉ ra cách bạn sẽ tăng doanh số hoặc cải thiện hình ảnh thương hiệu khách hàng trong thời gian tới.

5. Đừng quên các khoảng ngừng lại

Thông thường, những người hướng nội thích dành thời gian để suy nghĩ về những gì họ sẽ nói trước khi phát biểu. Do vậy, các khoảng tạm dừng ngắn ngủi hoặc bất kỳ câu hỏi bất ngờ nào có thể gieo rắc nỗi sợ hãi về những điều chưa biết. Tuy nhiên, các khoảng tạm dừng dài có thể là lợi thế của người hướng nội.

Nếu ai đó hỏi bạn một câu hỏi đáng ngạc nhiên, đừng ngần ngại tạm dừng trước khi bạn trả lời. Trong khi bạn đang liên kết các suy nghĩ của mình, người khác thậm chí có thể đưa ra lời giải thích hoặc làm rõ thêm, kéo dài thời gian đưa ra quan điểm của bạn.

6. Luyện tập, luyện tập và luyện tập

Xem lại tất cả mọi thứ, từ cách bạn sẽ bước vào phòng, cách bạn chào đón bên kia và cách bạn dự định tổ chức cuộc trò chuyện. Tránh đi sâu vào giải thích chi tiết về lí do tại sao bạn đề xuất như vậy nhưng hãy luôn bám sát thực tế.

Tuy bạn có thể cảm thấy hơi ngớ ngẩn khi thực hành các mẹo đàm phán nhưng bạn càng luyện tập nhiều, sự tự tin của bạn sẽ càng tăng lên. Nếu bạn bồn chồn, nói lắp hoặc nói không rõ ràng, hãy giữ câu trả lời thật ngắn gọn và truyền đạt rõ ràng những gì bạn yêu cầu.

4 mẹo giúp bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình khỏi tội phạm lừa đảo tài chính4 mẹo giúp bảo vệ người lớn tuổi trong gia đình khỏi tội phạm lừa đảo tài chính 7 mẹo tiết kiệm tiền khi du lịch giúp bạn có kì nghỉ thoải mái7 mẹo tiết kiệm tiền khi du lịch giúp bạn có kì nghỉ thoải mái Bí quyết tăng doanh số 10 lần trong 3 năm của thương hiệu món ăn vặtBí quyết tăng doanh số 10 lần trong 3 năm của thương hiệu món ăn vặt

Thu Phương