|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

5 triệu con heo đã bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi

15:19 | 23/09/2019
Chia sẻ
Đó là thông tin do ông ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y phát biểu tại một cuộc họp về chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch tả heo châu Phi diễn ra sáng ngày 23/9. Đại diện phía Mỹ nhận định 5 triệu con heo bị tiêu hủy gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực của Việt Nam.

1/6 tổng lượng heo trên cả nước đã bị tiêu hủy do dịch tả châu Phi

Phát biểu tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về ứng phó với dịch tả heo châu Phi tại Việt Nam, ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết tính đến ngày 23/9, dịch tả heo châu Phi đã lan tới hơn 7.600 xã thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Số heo bị tiêu hủy đã lên tới 5 triệu con.

ảnh_Viber_2019-09-23_13-13-56

Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y. Ảnh: ĐQ

Theo số liệu từ Cục Thú y, tổng đàn heo Việt Nam năm 2019 là trên 30 triệu con. Như vậy, lượng heo chết chiếm khoảng 1/6 tổng lượng heo trên cả nước.

Bình luận trước con số tiêu hủy đã lên tới 5 triệu con, ông Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho rằng điều này chắc chắn tác động lớn người chăn nuôi và rộng hơn là ảnh hưởng tới an ninh lương lực của Việt Nam.

Ông Đông cho biết do đặc tính các họ chăn nuôi nhỏ lẻ nhiều, với 2,5 triệu hộ, chiếm 49% tổng đàn và 40% nguồn cung thịt heo; bên cạnh đó, lượng khách du lịch qua các đường biên giới cũng lớn nên việc kiểm soát dịch bệnh lây lan trở nên khó khăn.

Bên cạnh đó, thời gian qua hiện tượng vất vác heo bị bệnh ra sông, ngòi khiến mầm bệnh càng có điều kiện dễ lây lan hơn thông qua đường nước, thức ăn cho heo tự nhiên (bèo)..

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các địa phương trong việc phòng dịch và ngăn chặn bệnh dịch lây lan hơn nữa thông qua các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại do hiện nay vẫn chưa có vacxin trị bệnh dịch tả heo châu Phi.

asf

Đồ họa: TV

Mỹ hỗ trợ trang thiết bị chuẩn đoán dịch tả heo châu Phi cho Việt Nam

Ông Kritenbrink, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cho biết dịch tả heo châu Phi là một trong những vấn đề lớn của Việt Nam hiện nay và đây cũng là một trong những mối quan tâm của Mỹ trong tiến trình hợp tác giữa hai nước.

Ông Kritenbrink cho biết hồi tháng 4, Đại sứ quan Mỹ tại Việt Nam đã nhận được thư của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hỗ trợ trong phòng, chóng dịch bệnh.

Ngay sau đó, Mỹ đã tài trợ trang thiết bị chuẩn đoán, phát hiện bệnh dịch tả heo châu Phi trị giá 800.000 USD và cử đoàn chuyên gia đến để đánh giá thực địa và tình hình phòng chống dịch tại các địa phương.

"Chương trình hỗ trợ đang được triển khai. Tuy nhiên, do đặc tính chưa có vacxin phòng bệnh và virus có thể quay trở lại nên chúng ta cần phải có các chiến lược trung và dài hạn", ông Kritenbrink nhận định.

Loạt biện pháp phòng chống dịch trong thời gian tới

Để phòng dịch tả heo châu Phi hiệu quả, ông Phạm Quang Minh, đại diện Cục Thú y cho biết khi heo bị bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần lấy mẫu và xét nghiệm. Nếu dương tính, các đơn vị thực hiện công bố dịc trên địa bàn cấp xã và áp dụng các biện pháp kiểm soát ổ dịch.

Đối với trang trại nhỏ và hộ gia đình cần tiêu hủy tất cả heo tại các hộ bị nhiễm bệnh. Các hộ xung quan không có heo nghi ngờ mặc bệnh sẽ không bị tiêu hủy nhưng được theo dõi chặt chẽ cho đến khi hết dịch.

Đối với trang trại lớn có nhiều ô chuồng tách biệt, chỉ tiêu hủy tại ô có heo bị mắc bệnh. Heo ở các chuồng khác được theo dõi chặt chẽ hoặc giết mổ, tiêu thụ tại địa phương khu vực bị nhiễm bệnh.

Khử trùng được áp dụng cho toàn bộ khu vực bị nhiễm bệnh và xung quanh.

Đối với việc kiểm soát vận chuyển, heo và các sản phẩm heo không được phép vận chuyển ra khỏi khu vực bị nhiễm bệnh.

Các đơn vị thành lập trạm kiểm dịch động vật trên tuyến đường từ Bắc vào Nam để kiểm soát nghiêm ngặt vận chuyển heo và các sản phẩm từ heo.

Tất cả trang trại lớn phái áp dụng biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng để loại từ các yếu tố nguy cơ. Chỉ tái đàn sau 40 ngày kể từ khi hết dịch và nuôi heo chỉ báo (tương ứng khoảng 10% công suất chuồng) trong vòng 30 ngày.


H.Mĩ