5 biểu đồ lí giải sự leo thang của cuộc chiến dầu mỏ giữa Nga và Arab Saudi
Các nước tham gia thỏa thuận OPEC+ đã chung tay giảm lượng cung dầu mỏ ra thị trường kể từ năm 2017, nhưng không thể đi đến một thỏa thuận chính thức vào tháng trước.
Cả chính quyền Riyadh và Moskow đều đã tuyên bố sẽ tăng mạnh sản lượng dầu ra thị trường vào tháng 4. Cùng với nhu cầu đi lại sụt giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá dầu đã tụt xuống mức rất thấp.
Giá dầu thô đạt mức thấp nhất trong vòng 18 năm hôm thứ Ba (31/3) và đã giảm hơn 60% kể từ đầu năm. Mặc dù vậy, một đăng tải trên Twitter trong ngày 2/4 của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc Nga và Arab Saudi đạt thoả thuận giảm tới 10 - 15 triệu thùng dầu/ngày đã bất ngờ kéo giá dầu tăng vọt 25%.
Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 24,6% lên 25,3 USD/thùng, mức tăng mạnh nhất từ trước đến nay. Giá dầu thô Brent tăng 17,8% lên 29 USD/thùng.
Nhu cầu về dầu tụt dốc
Giữa tháng 1, nhu cầu đối với dầu trở thành vấn đề được thảo luận trên thị trường thế giới khi dịch bệnh bùng phát khiến Trung Quốc phải đóng cửa sản xuất và hạn chế du lịch. Những lo ngại này giờ đây còn lớn hơn khi đã có rất nhiều quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa và các chuyến bay bị hạn chế đến mức tối đa.
Cả OPEC và Uỷ ban Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đều hạ triển vọng nhu cầu dầu trong báo cáo tháng 3.
Hiện tại, OPEC đang ghi nhận nhu cầu tăng 60.000 thùng/ngày, trong khi EIA dự đoán tăng 400.000 thùng/ngày. Trước đó hai cơ quan dự báo tăng trưởng nhu cầu là hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 1.
Với mối lo về dịch bệnh ngày càng lớn, OPEC và các đồng minh được cho là sẽ gặp mặt để tìm cách bình ổn thị trường, nhưng chỉ có một cuộc họp của Ủy ban Kĩ thuật chung diễn ra vào tháng 2.
Mặc dù hội đồng kiến nghị kéo dài thoả thuận giảm sản lượng tự nguyện cho tới cuối năm nay, một số báo cáo cho biết ông lớn Arab Saudi xem xét giảm 1 triệu thùng/ngày, theo CNBC.
Arab Saudi và Nga đối đầu
Giá dầu tiếp tục giảm tại Nga với việc quốc gia này từ chối yêu cầu giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày sau khi đã có thỏa thuận giảm 1,7 triệu thùng/ngày vào tháng 12/2019, không tính lượng giảm tự nguyện.
Arab Saudi đáp trả cũng với động thái tăng sản lượng đầu ra, khiến giá dầu thô Brent và giá dầu WTI xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991.
Tranh giành thị phần
Ngành dầu đá phiến Mỹ đã rất phát triển vào năm 2018 với sản lượng vượt qua cả Nga và Arab Saudi. Ngành này chiếm được 15% thị phần vào tháng 11/2019.
Tuy nhiên vị trí dẫn đầu này đang bị lung lay dữ dội do ảnh hưởng của cuộc chiến dầu mỏ.
Sản lượng gia tăng
Arab Saudi có thể thay thế Mỹ để trở nước sản xuất dầu nhiều nhất thế giới. Nhà sản xuất dầu lớn nhất Arab Saudi – Aramco – thông bảo sẽ cho ra 12,3 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 4, nhiều hơn 2 triệu thùng/ngày so với tháng 3.
Nga và Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đều có ý định tăng thêm sản lượng. Các nước sản xuất dầu khác cũng vậy.
Bộ trưởng Bộ năng lượng Nga Alexander Alexanderak cho biết nước này có thể tăng sản lượng thêm 200.000 thùng đến 300.000 thùng mỗi ngày trong ngắn hạn và khoảng 500.000 thùng/ngày trong dài hạn.
UAE cho biết có thể bơm hơn 4 triệu thùng/ngày, nhiều hơn 1 triệu thùng/ngày so với tháng 3.
Tình trạng ganh đua này có thể kéo dài đến tận tháng 6 vì đó là thời điểm OPEC+ dự kiến có cuộc họp tiếp theo. Cuộc họp dự kiến sẽ bàn về nhu cầu, sản lượng và khả năng dự trữ dầu. Còn về hiện tại, giá dầu vẫn sẽ giảm.
Theo chuyên gia, mức giá 10 USD/thùng đối với dầu thô WTI là hoàn toàn có thể xảy ra.