|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

42% các nhà máy điện than trên toàn cầu đang thua lỗ

22:32 | 30/11/2018
Chia sẻ
Theo nghiên cứu mới công bố ngày 30-11 của nhóm nghiên cứu quốc tế Carbon Tracker trụ sở tại London, 42% các nhà máy điện than trên toàn cầu đang hoạt động trong thua lỗ.
42 cac nha may dien than tren toan cau dang thua lo Việt Nam có thể không cần xây thêm nhà máy điện than
42 cac nha may dien than tren toan cau dang thua lo Việt Nam sẽ cấp phép 3 dự án nhà máy điện than trị giá 7,5 tỷ USD
42 cac nha may dien than tren toan cau dang thua lo

Thua lỗ trong vận hành các nhà máy điện than sẽ tăng lên đến 72% vào năm 2040, do các quy định về định giá cacbon và ô nhiễm không khí khiến các chi phí của nhiệt điện than tăng lên

Ảnh: THANH HƯƠNG

Đây là một nghiên cứu đầu tiên phân tích về khả năng đem lại lợi nhuận của 6.685 nhà máy điện than trên toàn cầu. Nó chỉ ra:

- Có tới 42% số nhà máy điện than trên toàn cầu đang thua lỗ và con số này sẽ tăng lên đến 72% vào năm 2040, do các quy định về định giá cacbon và ô nhiễm không khí khiến các chi phí của nhiệt điện than tăng lên.

- Vào năm 2030, chi phí sẽ tăng thêm 35% để vận hành các nhà máy điện than so với xây dựng các nhà máy điện tái tạo, việc xây dựng mới các nhà máy năng lượng tái tạo sẽ rẻ hơn vận hành 96% các nhà máy nhiệt điện than, bao gồm các nhà máy điện than đang hoạt động hoặc có kế hoạch xây dựng.

Báo cáo có thể giúp các nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, các tổ chức xã hội xây dựng các kế hoạch kinh tế hợp lý để đóng cửa các nhà máy điện than cũng như hiểu rõ những nguy cơ tài chính nếu để các nhà máy này tiếp tục hoạt động. Chẳng hạn: Trung Quốc có thể được thiệt hại 389 tỉ USD do phải đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm theo cam kết Paris, con số thiệt hại này đối với EU là 89 tỉ USD, Mỹ 78 tỉ USD và Nga 20 tỉ USD.

Carbon Tracker tính rằng các đơn vị sở hữu các nhà máy điện than ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại tới 11,7 tỉ USD khi phải đóng cửa các nhà máy điện than để thực hiện cam kết Paris. Trong đó, dự kiến EVN bị thiệt hại 6,5 tỉ USD, PVN 1,5 tỉ USD và TKV 1,2 tỉ USD.

Ủng hộ điện than trong dài hạn đe dọa khả năng cạnh tranh kinh tế và ngân sách, vì nhà nước sẽ buộc phải lựa chọn giữa trợ giá cho điện than hoặc tăng giá điện cho người tiêu dùng.

Nếu đóng cửa các nhà máy điện than theo tầm nhìn cam kết Paris đặt ra, ngành điện ở Hàn Quốc sẽ bị thiệt hại 92 tỉ USD, Ấn Độ 76 tỉ USD, Nam Phi 51 tỉ USD so với các ngành kinh tế khác cũng nhận được hỗ trợ của chính phủ.

Báo cáo khuyến nghị việc quy hoạch các nhà máy điện cần phải đồng hành với tầm nhìn và cam kết Paris nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã ký kết.

Các chính phủ nên có lộ trình loại trừ điện than và chuẩn bị kế hoạch để đóng cửa, trước tiên là đối với các nhà máy ít hiệu quả nhất. Khi việc xây dựng các nhà máy điện tái tạo và khí gas rẻ hơn so với xây mới nhà máy điện than, nên cấm hoàn toàn việc xây mới nhà máy điện than. Khi việc xây mới các nhà máy điện tái tạo và khí ga rẻ hơn việc vận hành các nhà máy điện than đang hoạt động, cần triển khai kế hoạch chấm dứt hoạt động các nhà máy này.

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã khuyến cáo ít nhất 59% các nhà máy điện than trên toàn cầu phải ngừng hoạt động vào năm 2030 để giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái đất ở 1,5°C. Nhiều nước trên thế giới đã đề ra thời điểm ngừng hoạt động của các nhà máy này.

Sáng kiến Carbon Tracker là một nhóm các chuyên gia kinh tế hoạt động phi lợi nhuận nhằm khuyến khích thị trường năng lượng bền vững toàn cầu thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xem thêm

Hồng Vân