4 bài học cho các ngân hàng từ 8 vụ suy thoái kinh điển trong lịch sử
Vào tháng 7 vừa qua, nền kinh tế Mỹ chứng kiến 121 tháng kinh tế liên tục tăng trưởng, phá vỡ kỉ lục trước đó. Tuy nhiên, tin tốt này đến một lời cảnh báo: một cuộc suy thoái khác đang đến gần, theo Forbes.
Những tín hiệu xấu
Cục Dự trữ Liên bang New York đã dự đoán có khả năng suy thoái bắt đầu vào năm tới ở mức khoảng 33%, dựa trên các dấu hiệu như đường cong lãi suất đảo ngược, lãi suất ngắn hạn và dài hạn của trái phiếu chính phủ ngày càng bất ổn.
Các nhà kinh tế sử dụng nhiều chỉ số để dự đoán suy thoái và các tín hiệu kinh tế hiện tại cũng rất đáng ngại. Một cuộc suy thoái thường được định nghĩa là sự sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội, tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia trong hai quí liên tiếp.
Theo định nghĩa mới hơn của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia, suy thoái là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động thương mại của nền kinh tế, kéo dài trong vài tháng, kéo theo GDP, thu nhập thực tế, việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán buôn - bán lẻ giảm theo".
Những cuộc suy thoái kinh tế thường bắt nguồn từ giới ngân hàng hoặc chính sách công. Ảnh: Forbes
Bài học từ quá khứ
Qua rất nhiều cuộc suy thoái trong lịch sử, các chuyên gia nhận thấy rằng nhiều yếu tố dẫn đến suy thoái kinh tế dù nguyên nhân chính vẫn đến từ ngành ngân hàng và chính sách công.
Câu hỏi đặt ra là các tổ chức tài chính, bao gồm cả các ngân hàng và công ty tín dụng trực tuyến mới, đã chuẩn bị những gì cho cuộc suy thoái đang tới gần? Dưới đây là 4 điều các ngân hàng nên ghi nhớ, theo chuyên gia của Forbes:
1. Bao quát bức tranh toàn cảnh
Tất nhiên, nhìn lại những thông tin trong quá khứ có thể rất quan trọng nhưng rất nhiều thứ đã thay đổi trong thế kỉ qua. Điều thiết yếu nhất đối với các ngân hàng là lượng dữ liệu sẵn có.
Có rất nhiều phép đo được sử dụng để đánh giá nền kinh tế và ngày nay, giới lãnh đạo trong lĩnh vực fintech cần phải cảnh giác với mọi tín hiệu kinh tế vĩ mô cũng như dữ liệu hiệu suất cho vay trong danh mục đầu tư. Đừng bỏ qua bất kì dấu hiệu cảnh báo nào nếu không muốn nhận trái đắng.
2. Đa dạng hóa doanh nghiệp
Trong một môi trường đầy biến động và không thể chắc chắn điều gì sẽ chiếm ưu thế, việc đa dạng hóa các nguồn thu hút khách hàng và cơ sở người dùng là rất quan trọng trong thời điểm tồi tệ.
Đa dạng hóa nhóm khách hàng bằng cách cho vay những đối tượng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau sẽ ngăn chặn những thời gian suy thoái trong một lĩnh vực nhất định.
Tập trung vào các nguồn thu hút khách hàng cũng giúp thúc đẩy hiệu suất chất lượng cao và tỉ lệ chuyển đổi ổn định. Lí tưởng nhất, bạn không phụ thuộc vào các kênh mua lại vốn đòi hỏi chi phí quảng cáo rất cao nhưng không thể đảm bảo tỉ lệ chuyển đổi.
3. Kiểm toán doanh nghiệp chặt chẽ
Các công ty fintech cần phải trung thực về những lỗ hổng tài chính của mình. Công ty có đủ vốn thanh khoản không? Các tiêu chí cung cấp khoản vay có phù hợp với cảnh quan kinh tế mới và điều kiện doanh nghiệp hay không?
Đối với các ngân hàng, điều này là sự hiểu biết sâu sắc về tỉ lệ mặc định và yêu cầu về vốn. Thời điểm tốt nhất để củng cố bảng cân đối kế toán là trước khi xảy ra một cuộc suy thoái.
4. Hãy thích nghi
Các ngân hàng đã nỗ lực và có rất nhiều dữ liệu thể hiện điều đó. Họ có lợi thế là khả năng giữ biến động mặc định ở độ lệch chuẩn gần hơn so với các ngân hàng trực tuyến nhờ nguồn cung cấp dữ liệu dồi dào, lịch sử khách hàng lâu dài và kinh nghiệm xử lí các vấn đề thị trường trong quá khứ.
Không có điều gì đảm bảo rằng các nhà cho vay công nghệ có thể trụ vững khi họ chưa từng trải qua bất kì cuộc suy thoái kinh tế quy mô lớn nào trước đây. Tuy nhiên, lợi thế của họ là khả năng thích nghi cao hơn so với ngân hàng truyền thống. Với một bảng cân đối kế toán tốt, suy thoái kinh tế thậm chí trở thành cơ hội cho công ty fintech chiếm lĩnh thị phần.
Các ngân hàng trực tuyến có thể và nên bắt đầu chuẩn bị cho cuộc suy thoái tiếp theo dù điều đó xảy ra trong năm nay, năm tới hay 5 năm nữa. Những doanh nghiệp có thể chứng minh khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế khắc nghiệt sẽ là người dẫn đầu khi nền kinh tế phục hồi và làn sóng các nhà đổi mới tài chính tiếp theo xuất hiện.