|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chính sách các ngân hàng trong thời kì suy thoái chỉ có lợi cho người giàu?

11:19 | 06/09/2019
Chia sẻ
Sau mỗi cuộc Đại suy thoái, chính sách "cứu nguy" của các ngân hàng trung ương có thực sự mang lại lợi ích cho toàn thể nền kinh tế?

Điều dễ thấy nhất sau cuộc Đại suy thoái năm 2008 là chiến lược "giải cứu" nền kinh tế được dàn xếp bởi các ngân hàng trung ương và chính phủ đã chuyển một khối tài sản khổng lồ từ tầng thấp lên đỉnh chóp trong tháp cơ cấu xã hội.

Ngoài việc ngân hàng Mỹ từng trực tiếp "giải cứu" người tiêu dùng và các khoản thế chấp của họ bằng cách giảm giá bất động sản khiến hàng triệu người mất nhà cửa, những động thái cơ bản mà mọi ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã thực hiện cũng rất đáng xem xét.

Mối lo ngại lớn nhất sau mỗi cuộc suy thoái là thanh khoản. Hệ thống kinh tế phụ thuộc vào nguồn tiền mặt sẵn có dành cho các công ty và cá nhân vay mượn. Các ngân hàng sợ hãi không cho vay và nền kinh tế toàn cầu lập tức đóng băng.

Các ngân hàng trung ương thường cố gắng cắt giảm lãi suất nhưng quá ít và quá muộn khi đối mặt với thảm họa tài chính qui mô lớn. Vì vậy, các chủ ngân hàng đã quyết định 2 chiến thuật để bơm tiền vào hệ thống: lãi suất bằng 0 (và cuối cùng là âm) và nới lỏng định lượng. Trong đó, một ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng thương mại, tăng nguồn tiền mặt để cho vay.

Trong khi đó, trái phiếu và cổ phiếu trong lịch sử vốn là hai nguồn đối trọng nhau. Với cổ phiếu, các công ty bán cổ phần sở hữu cho các tổ chức và người dân. Sau khi công ty bán cổ phiếu, các nhà đầu tư tiếp tục mua bán qua lại cổ phiếu.

960x0 (1)

Chính sách giải quyết hậu quả suy thoái của các ngân hàng trung ương thường gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Forbes

Mặt khác, trái phiếu cho phép chính phủ và các công ty vay tiền. Trái phiếu được hứa hẹn sẽ đem lại khoản tiền gốc và lãi theo thời gian.

Trái phiếu và cổ phiếu có xu hướng di chuyển đối lập. Trái phiếu cung cấp sự an toàn. Cổ phiếu có tính bảo mật thấp hơn nhưng nhiều cơ hội lợi nhuận. Cả hai đều quan trọng đối với các kế hoạch tài chính ở tất cả các cấp. 

Trái phiếu có tầm quan trọng đặc biệt đối với các quỹ hưu trí, phụ thuộc vào lợi nhuận ổn định và quyền tiếp cận nguồn tiền mặt vào những thời điểm người lao động đã nghỉ hưu cần thanh toán hóa đơn.

Bằng cách cắt giảm lãi suất xuống 0 hoặc âm, các NHTW đã loại bỏ sàn trái phiếu chính phủ và nhiều loại trái phiếu thương mại. Khi trái phiếu chính phủ "an toàn" không phải thanh khoản, các công ty cũng không cần phải cung cấp nhiều tiền lãi để thu hút giới đầu tư.

Nhiều lãi suất khác phụ thuộc vào trái phiếu chính phủ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Khi lãi suất trái phiếu thấp, các ngân hàng không trả nhiều tiền gửi. Những người phụ thuộc vào trái phiếu và ngân hàng, dù nghỉ hưu gián tiếp thông qua các quỹ hưu trí hoặc những người thu nhập thấp hơn, những người cần tiền mặt trong tài khoản ngân hàng, hầu như không còn lại gì.

Nới lỏng định lượng cũng có tác động đến trái phiếu. Khi các ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ từ các ngân hàng nhỏ hơn, thị trường tất yếu sẽ phản ứng. Trái phiếu chính phủ có xu hướng bán ra thông qua đấu giá với 2 yếu tố tài chính được cân nhắc: giá cả và lãi suất. Giá bán được tính theo mệnh giá của trái phiếu.

Nhu cầu càng cao, càng nhiều người và các tổ chức phải trả tiền để sở hữu trái phiếu. Đồng thời, chính phủ càng ít quan tâm tới việc cải thiện chính sách nhằm thu hút người mua, làm giảm số lượng trái phiếu phải chi trả.

Tiền tràn vào từ khắp nơi trên thế giới khi các nhà đầu tư, những người thấy rằng lợi suất trái phiếu Mỹ vẫn tích cực, muốn sự an toàn. Trong khi đó, một lượng tiền lớn đi vào thị trường chứng khoán đã đẩy giá lên (nhu cầu tăng đối với lượng cổ phiếu cố định ảnh hưởng tới cung và cầu).

Trong khi những người thu nhập thấp hay tầng lớp trung lưu chủ yếu phụ thuộc vào trái phiếu và lãi suất ngân hàng, quyền sở hữu cổ phiếu lại nằm trong tay một nhóm nhỏ những người giàu.

Khoảng 40% người lao động Mỹ tích cực tham gia vào các quỹ hưu trí chỉ sở hữu một tỉ lệ cổ phiếu khiêm tốn do số lượng lớn cổ phiếu bị nắm giữ bởi các tổ chức và các cá nhân giàu có nhất.

Như vậy, hành động từ các ngân hàng trung ương dường như không phục vụ bất cứ điều gì trong những mục tiêu họ khẳng định ban đầu như đầu tư nhiều tiền hơn vào lưu thông. Thay vào đó, khối tài sản ít ỏi từ những người nghèo nhất được chuyển sang cho những người giàu nhất, khiến sự bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng trầm trọng.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Phương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.