|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

2022 là năm nhiều trở ngại đối với các nền tảng mạng xã hội

22:10 | 07/06/2022
Chia sẻ
Năm 2022 là năm không hề dễ dàng với những nhà đầu tư khi giá cổ phiếu của công ty chủ quản Facebook và Instagram là Meta Platforms giảm hơn 40%; giá cổ phiếu của ứng dụng Snapchat giảm gần 70%.

2022 là năm không hề dễ dàng đối với những người đã đầu tư vào các công ty mạng xã hội.

Giá cổ phiếu của công ty chủ quản Facebook và Instagram là Meta Platforms giảm hơn 40% kể từ đầu năm. Các nhà đầu tư lo ngại về các kế hoạch của Giám đốc điều hành (CEO) Mark Zuckerberg trong việc đưa Meta trở thành một công ty vũ trụ ảo, trong khi Giám đốc vận hành Sheryl Sandberg sẽ nghỉ trong năm nay.

Giá cổ phiếu của ứng dụng nhắn tin Snapchat giảm gần 70% trong năm nay. Trong khi đó, giá cổ phiếu của trang web chia sẻ ảnh Pinterest đã mất gần một nửa giá trị. Thậm chí, giá cổ phiếu của YouTube và công ty mẹ của Google là Alphabet cũng giảm. 

Mạng xã hội Twitter. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Cái tên được nhắc đến tiếp theo là Twitter. Mặc dù CEO của hãng xe điện Tesla, tỷ phú Elon Musk, đã chào mua Twitter với giá khoảng 44 tỷ USD, giá cổ phiếu của mạng xã hội này vẫn giảm 11% trong năm nay và giảm hơn 30% so với mức giá 54,2 USD/cổ phiếu mà ông Musk đã trả.

Các nhà đầu tư trên phố Wall đang nghi ngại liệu thỏa thuận có được hoàn tất với mức giá ban đầu. Các nhà đầu tư có thể cuối cùng đã nhận thấy rằng cổ phiếu của các công ty mạng xã hội thực chất là cổ phiếu truyền thông. 

Điều này có nghĩa là dù tốc độ tăng trưởng cao hơn, các công ty mạng xã hội vẫn chịu tác động trước những thay đổi trong ngân sách dành cho quảng cáo và hành vi của người dùng như các hãng truyền thông truyền thống, các kênh truyền hình và các tờ báo.

Việc coi cổ phiếu của các nền tảng mạng xã hội là cổ phiếu công nghệ có thể là một sự nhầm lẫn. Các nền tảng mạng xã hội cũng đối mặt với các thách thức khác khiến giá cổ phiếu giảm trong năm nay. Giá cổ phiếu của Global X Social Media ETF, công ty sở hữu một loạt các cổ phiếu mạng xã hội trên toàn cầu, giảm hơn 30%.

Những thay đổi của Apple đối với tính năng theo dõi người dùng trong hệ điều hành iOS có tác động đến toàn bộ hoạt động của mạng xã hội.

Hồi tháng Hai, Meta cảnh báo thiệt hại 10 tỷ USD trong doanh thu và ông Zuckerberg khi công bố kết quả kinh doanh quý I trước các nhà phân tích vào tháng Tư nói rằng những thay đổi đó là rào cản lớn đối với Meta và các đối thủ.

Bên cạnh đó, cạnh tranh cũng là một trở ngại. Các nền tảng mạng xã hội tồn vong do tăng trưởng lượng người dùng.

Sau báo cáo lợi nhuận quý I của Alphabet, nhà phân tích Ali Mogharabi tại Morningstar cho rằng nguyên nhân khiến tăng trưởng doanh thu quảng cáo của YouTube phần nào gây thất vọng một phần là do sự cạnh tranh gia tăng từ Meta, Snap, Twitter, và Pinterest, cũng với sự phát triển của TikTok, khi các thương hiệu lớn ngày càng quan tâm nhiều hơn.

Lê Minh (Theo CNN)

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.