|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

10 rủi ro có thể xoay đảo thị trường năm 2017

19:30 | 10/12/2016
Chia sẻ
Năng suất Mỹ tăng vọt, nhân dân tệ thả nổi và cái kết của tiền mặt. Đây là ba trong số 10 yếu tố được ngân hàng Nomura cho là rủi ro khó xảy ra nhưng có sức làm chao đảo thị trường năm 2017.

Theo Bloomberg, Brexit, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và tình hình thị trường trái phiếu đều là lý do khiến giới phân tích thay đổi dự đoán tình hình kinh tế năm 2017 từ đầy màu sắc sang những đêm mất ngủ.

Giới phân tích thuộc hãng dịch vụ tài chính Nomura là những chuyên gia mới nhất lên tiếng cảnh báo giới đầu tư nên chuẩn bị cho “các sự kiện khó có thể xảy ra nhưng đầy sức ảnh hưởng”. Trong số này có khả năng kiểm soát vốn tại các thị trường mới nổi, lạm phát Nhật Bản đi lên sau thời gian dài biến mất và cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bất đồng với chính phủ Mỹ.

“Hẳn nhiên không có trường hợp nào trong số đó là trường hợp cơ sở của chúng tôi”, giới phân tích lưu ý. Dù vậy, giới đầu tư lo lắng vì đợt khủng hoảng năm nay hiểu rằng những sự kiện trên không phải là không có khả năng xảy ra. Dưới đây là 10 sự kiện mà Nomura cho rằng có thể ảnh hưởng lớn đến những khoản đầu tư trong năm sau.

1. Nga lún vào chiến tranh

Theo Nomura, tình hình Nga và Đông Âu vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất cho năm 2017. Dù khó có khả năng xảy ra đợt xâm lược quân sự thực sự, cơ sở cho cảnh này có thể được đặt vào năm sau bằng bất cứ yếu tố nào, từ sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đến cảnh các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy ở châu Âu đắc cử.

2. Năng suất Mỹ tăng

Nomura cho biết mức tăng trong đầu tư nghiên cứu và phát triển có thể được đặt nền móng nếu giới chức Fed cho rằng chính sách kích thích tài khóa của Tổng thống Mỹ đắc cử nên nhắm vào việc tăng năng suất. Như đợt bùng nổ công nghệ thập niên 1990, nếu thành hiện thực, tình hình này có thể có nhiều tác động khác nhau từ loạt tăng lãi suất nhanh hơn cho đến mức thúc đẩy bền vững cho cổ phiếu.

3. Trung Quốc thả nổi nhân dân tệ

Vì mức vốn thoái gần đây, cú sốc trong cán cân thanh toán có thể mở ra động thái vội vàng là tự do hóa chế độ tiền tệ của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Khả năng Trung Quốc đạt đến mục tiêu trên trong 12 tháng tới là “rất thấp”. Dù vậy, giới phân tích Nomura vẫn khuyên giới đầu tư chuẩn bị cho cảnh nhân dân tệ suy yếu nếu trường hợp này xảy ra.

4. Đảo ngược Brexit (Anh rời EU)

Có hai yếu tố có thể xoa dịu 48% người dân Anh chọn ở lại Liên minh châu Âu (EU): vụ kiện đưa lên tòa án tối cao Anh có thể mở ra một cuộc bầu cử vốn có thể xúc tác những luồng ý kiến thiên về EU ở Quốc hội Anh, và việc EU có thể nhượng bộ Anh trong nỗ lực xoa dịu những đợt “chia tay” mới.

5. Kiểm soát vốn ở các thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi có thể đối mặt dòng vốn thoái mạnh nếu kế hoạch chi tiêu của ông Trump kéo lợi suất trái phiếu Mỹ cao hơn và giúp USD mạnh hơn. Giới hoạch định chính sách có thể hành động và họ thậm chí có thể phối hợp cùng nhau đối đầu với Mỹ. Các nước đứng trước rủi ro lớn nhất là những nước có tiền tệ không ổn định, dự trữ ngoại hối thấp và lãi suất tương đối thấp.

6. Lạm phát Nhật Bản tăng

Việc lạm phát ở Nhật tăng, thay đổi vốn có thể xuất phát từ giá dầu tăng cao và đồng yen yếu hơn, có thể buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hành động bằng cách nâng mục tiêu lợi suất trái phiếu 10 năm. Động thái như trên có thể có tác động toàn cầu vì cả lạm phát và lợi suất trái phiếu chính toàn cầu có mối tương quan cao.

7. Ông Trump đối đầu với Fed

Chủ tịch Fed Janet Yellen đã ngụ ý cho biết bà sẽ tại chức đến hết nhiệm kỳ. Dù vậy, bà Yellen từng nhận một số ý kiến công kích trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump và ngân hàng Nomura cho rằng sự thay đổi ở Fed là một trong những rủi ro khó xảy ra của năm 2017. Trường hợp dễ xảy ra hơn là ông Trump có thể đề cử các thành viên ủy ban thuận ý hơn khi nhiệm kỳ hiện thời kết thúc. Chính sách lãi suất cao hơn có thể được áp dụng.

8. Abenomics thất bại

Trường hợp có khả năng xảy ra nhiều nhất trong cuộc bầu cử ở Nhật Bản là sự ủng hộ dành cho ông Shinzo Abe được củng cố. Điều này đồng nghĩa với việc bất cứ sự kiện nào làm hỏng sự ổn định này sẽ là cú sốc lớn đối với thị trường.

9. Khủng hoảng thanh toán bù trừ

Rủi ro hệ thống xuất phát từ phòng thanh toán bù trừ không là yếu tố mới với giới quản lý. Các nhà theo dõi sự ổn định tài chính đã và đang có nhiều biện pháp để xử lý bất cứ sai sót tiềm năng nào.

10. Cái kết của tiền mặt

Chuyện thanh toán điện tử sẽ thay thế phần nào tiền giấy và tiền xu dường như là chuyện không thể tránh khỏi, song Nomura có một lý do lý giải vì sao sự kiện này có thể diễn ra sớm hơn: lợi suất âm. Tiền điện tử sẽ ngăn những người tiết kiệm tiềm năng giấu tiền dưới nệm để tránh lãi suất âm. Nguy cơ trong kịch bản này hẳn nhiên là người tiết kiệm tiền chịu tổn thất và người tiêu dùng bắt đầu tìm ra loại tiền mạnh và là nơi trú ẩn an toàn mới.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.