|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Yếu tố khách quan và chủ quan nào dẫn đến hàng loạt đại án ngân hàng?

15:45 | 18/06/2018
Chia sẻ
Theo NHNN, cám dỗ trong lĩnh vực nhạy cảm ngân hàng cùng với thiếu cơ chế pháp lý và năng lực quản lý điều hành, thanh tra giám sát yếu,... là những nguyên nhân dẫn đến xảy ra nhiều vụ đại án ngân hàng trong thời gian qua.
yeu to khach quan va chu quan nao dan den hang loat dai an ngan hang Thông tư 13 sẽ giúp giảm bớt các 'đại án' ngân hàng

Trong phần kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cử tri thành phố Đà Nẵng cho rằng trong những năm gần đây liên tục có những vụ đại án liên quan đến ngân hàng khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của đất nước, gây nên hệ lụy nghiêm trọng.

Cử tri thắc mắc, công tác kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng lâu nay thực hiện như thế nào mà để xảy ra tình trạng như vậy? Cử tri đề nghị cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, xác định trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và cần có biện pháp thu hồi lại số tiền đã thất thoát.

Phản hồi lại vấn đề trên, NHNN cho biết qua công tác thanh tra, giám sát và thực tiễn xét xử các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng trong thời gian qua cho thấy các sai phạm chủ yếu phát sinh từ những năm trước đây, xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan.

yeu to khach quan va chu quan nao dan den hang loat dai an ngan hang
Nhiều đại án ngân hàng diễn ra trong thời gian qua (Ảnh minh hoạ)

Nguyên nhân khách quan là do lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, hấp dẫn đối với các loại tội phạm bên ngoài và cám dỗ với một bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng thoái hóa biến chất. Một số ngân hàng chạy theo tối đa hóa lợi nhuận bất chấp quy định của pháp luật, quy định của ngành.

Đồng thời, thể chế luật pháp, cơ chế chính sách quản lý chậm đổi mới, chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn phát triển hoạt động tiền tệ ngân hàng. Cùng với đó, mở rộng hội nhập và cuộc cách mạng công nghệ phát triển làm xuất hiện thêm nhiều loại hình tội phạm mới ngày càng tinh vi, phức tạp.

Về chủ quan, NHNN cho biết năng lực và trình độ quản lý điều hành của một số ngân hàng còn yếu kém; Công tác thanh tra giám sát, kiểm soát nội bộ còn yếu nên chậm phát hiện vụ việc để xảy ra những tồn tại vi phạm; Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra còn nhiều hạn chế.

Điều này dẫn đến việc khắc phục, chỉnh sửa, thực hiện kiến nghị sau thanh tra của một số TCTD còn kéo dài, chưa đúng tiến độ. Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao nên chưa phát huy được vai trò trong việc phát hiện, đánh giá, cảnh báo các tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống TCTD...

NHNN đã chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của từng tập thể và cá nhân, xem xét nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục một cách căn bản, toàn diện. Từ đó bảo đảm chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, giám sát cũng như vai trò quản lý nhà nước của NHNN đối với hoạt động ngân hàng.

Đặc biệt, các cá nhân có hành vi sai phạm, vi phạm pháp luật hình sự đã bị tòa án các cấp xét xử và nhận các mức án theo đúng tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Ngoài ra, để khắc phục, chấn chỉnh và chủ động đối phó với các loại sai phạm, tội phạm trong ngành Ngân hàng, NHNN đã và đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp khác. Cụ thể như tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng; đề xuất hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàn; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm;...

Xem thêm

Diệp Bình