Các mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang EU trong 8 tháng gồm điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, giày dép các loại,... Trong đó, xuất khẩu sắt thép bứt phá mạnh tăng 7,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Trước thông tin công ty bất động sản hàng đầu Trung Quốc Evergrande đứng trước nguy cơ vỡ nợ, nhiều mặt hàng kim loại đã có sự điều chỉnh giá nhanh chóng. Do đó, câu hỏi đặt ra là sự kiện này sẽ tác động như thế nào đến ngành thép của nước láng giềng như Việt Nam?
Trong khi việc tiêu thụ nội địa khó khăn vì dịch bệnh thì ngành thép đã có sự cân đối linh hoạt bằng hoạt động xuất khẩu. Với dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ khả quan liệu mặt bằng giá thép trong nước vào những tháng cuối năm có được đà tiếp tục lên cao?
Trung Quốc hiện cân nhắc áp thêm thuế hoạt động xuất khẩu thép với mức thuế suất 10-25%. Nhà chức trách nước này đang xem xét để áp dụng trong quý III dù chính sách vẫn đang chờ được thông qua.
ACBS cho biết khí thải CO2 của ngành thép chiếm đến 20% tổng lượng khí thải ra môi trường của Trung Quốc. Do đó, nước này có thể tăng nhập khẩu thép để bù vào sản lượng thép thiếu hụt khi giới hạn sản lượng từ công nghệ lò BOF.
VSA cho rằng đề xuất điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu đối với mặt hàng phôi thép và giảm thuế nhập khẩu MFN đối với các mặt hàng thép thành phẩm là không phù hợp với thực trạng sản xuất thép hiện nay.
SSI nhận định nếu đề xuất điều chỉnh biểu thuế xuất/nhập khẩu thép được thông qua, kết quả kinh doanh của các công ty thép không bị ảnh hưởng nhiều. Doanh thu của các doanh nghiệp thép sẽ vẫn tăng trưởng tích cực nhờ việc đẩy mạnh đầu tư công và xuất khẩu.
VSA cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm bán hàng thép các loại đạt hơn 14 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thép đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng gần 85% so với cùng kỳ năm 2020.
VSA lưu ý các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp và hợp tác; hạn chế xuất khẩu thép để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi đạt 570.000 tấn, trị giá xuất khẩu đạt 604 triệu USD, tăng 158% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VSA, trong tháng 5, xuất khẩu thép đạt hơn 630,5 nghìn tấn, tăng 18% so với tháng 4 và tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, xuất khẩu thép tháng 5 đang lấy lại đà tăng trưởng sau khi giảm 17% vào tháng 4.
Hàng loạt các Hiệp hội, ngành hàng và cơ quan chức năng đã nhanh chóng có những kiến nghị, đề xuất nhằm chặn đà tăng nóng của giá thép. Tại thị trường nguyên liệu thế giới mới đây cũng đã góp thêm tín hiệu tích cực cho kỳ vọng này.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương việc găm hàng, ép giá thép tăng khó thể xảy ra, mà nguyên nhân chính đẩy giá mặt hàng này "nóng" lên chính là do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào.