SSI nhận định nếu đề xuất điều chỉnh biểu thuế xuất/nhập khẩu thép được thông qua, kết quả kinh doanh của các công ty thép không bị ảnh hưởng nhiều. Doanh thu của các doanh nghiệp thép sẽ vẫn tăng trưởng tích cực nhờ việc đẩy mạnh đầu tư công và xuất khẩu.
VSA cho biết lũy kế 6 tháng đầu năm bán hàng thép các loại đạt hơn 14 triệu tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thép đạt hơn 3,4 triệu tấn, tăng gần 85% so với cùng kỳ năm 2020.
VSA lưu ý các doanh nghiệp cần tăng cường phối hợp và hợp tác; hạn chế xuất khẩu thép để ưu tiên nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm cho thị trường trong nước.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, lượng xuất khẩu sắt thép các loại sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi đạt 570.000 tấn, trị giá xuất khẩu đạt 604 triệu USD, tăng 158% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo VSA, trong tháng 5, xuất khẩu thép đạt hơn 630,5 nghìn tấn, tăng 18% so với tháng 4 và tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, xuất khẩu thép tháng 5 đang lấy lại đà tăng trưởng sau khi giảm 17% vào tháng 4.
Hàng loạt các Hiệp hội, ngành hàng và cơ quan chức năng đã nhanh chóng có những kiến nghị, đề xuất nhằm chặn đà tăng nóng của giá thép. Tại thị trường nguyên liệu thế giới mới đây cũng đã góp thêm tín hiệu tích cực cho kỳ vọng này.
Theo lãnh đạo Bộ Công Thương việc găm hàng, ép giá thép tăng khó thể xảy ra, mà nguyên nhân chính đẩy giá mặt hàng này "nóng" lên chính là do phụ thuộc lớn vào nguyên liệu đầu vào.
Sản xuất thép các loại đạt 7,66 triệu tấn trong quý I/2021, tăng 33,8%, bán hàng đạt 6,78 triệu tấn, tăng 34,7%, trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt 1,63 triệu tấn, tăng 59,5% so với quý I/2020.
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, chiếm gần 36% trong tổng lượng và chiếm 28,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020, đạt 3,54 triệu tấn, tương đương 1,48 tỷ USD.
Mới đây, EU công bố quy định (EU) 2020/894 - 2020 sửa đổi quy định (EU) 2019/159 về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ đối với một số loại thép nhập khẩu.