|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 9, xuất khẩu sang EU và ASEAN thu hẹp đà tăng

07:46 | 05/10/2022
Chia sẻ
Ước tính sơ bộ cho thấy, so với cùng kỳ, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh nhất, trong khi đó xuất khẩu sang EU và ASEAN thu hẹp đà tăng đáng kể.

Dự báo tăng trưởng kinh tế đạt 8% năm nay

Trong báo cáo mới công bố ngày 30/9, Chứng khoán Maybank duy trì dự báo tăng trưởng GDP ở mức 8% vào năm 2022 và 6% vào năm 2023. Điều này cho thấy tăng trưởng GDP quý IV sẽ giảm xuống khoảng 5,7%, do mức so sánh thấp không còn và nhu cầu toàn cầu chậm lại.

Dự báo năm 2022 của các chuyên gia tại đây nằm trong phạm vi dự báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là 6,7% - 8,5%.

Những sóng gió bên ngoài sẽ gia tăng trong năm tới và làm giảm tốc độ tăng trưởng trong nước, rủi ro suy thoái gia tăng ở Mỹ và EU do Fed mạnh tay thắt chặt và gián đoạn nguồn cung do chiến tranh Nga-Ukraine.

Khối phân tích cũng dự báo NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào cuối năm 2023, đưa lãi suất chính sách xuống thấp hơn 50 điểm cơ bản so với mức trước đại dịch.  

Xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 9 giảm mạnh so với cùng kỳ 

Báo cáo cũng cho biết tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa danh nghĩa chỉ tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu toàn cầu suy yếu bởi chi phí sinh hoạt tăng, rủi ro suy thoái gia tăng ở các nền kinh tế phát triển và điều kiện tài chính thắt chặt hơn. Tính theo tháng, xuất khẩu giảm 14,3%.  

Điện thoại và linh kiện và máy tính, các mặt hàng và linh kiện điện tử là những ngành chủ lực trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu về điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử cá nhân khác sụt giảm.

Điện thoại và linh kiện (giảm 6,8% so với mức tăng 9,7% trong tháng 8) ghi nhận mức giảm thứ hai trong năm nay, khác xa so với mức tăng trưởng hai chữ số trong tháng 3 đến tháng 6.

Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC) dự kiến thị trường điện thoại thông minh trên toàn thế giới sẽ giảm 6,5% trong năm nay. Xuất khẩu máy tính, các mặt hàng điện tử và linh kiện chỉ tăng 0,4% (tháng 8 tăng 16,5%), tốc độ tăng chậm nhất kể từ tháng 10/2021. 

 

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may giảm xuống 24,1% từ 49,9% trong tháng 8. Các đơn đặt hàng xuất khẩu đã chậm lại do các nhà bán lẻ ở các quốc gia khác đang cố gắng giải phóng lượng hàng tồn kho trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại.

Ước tính sơ bộ cho thấy, so với cùng kỳ, xuất khẩu sang Trung Quốc (giảm 25,8% so với 16,7% trong tháng 8) giảm mạnh nhất.

Xuất khẩu sang EU (tăng 23,6% so với mức tăng 44,7% trong tháng 8) và ASEAN (tăng 22% so với mức tăng 35,6% trong tháng 8) thu hẹp đà tăng đáng kể.

Xuất khẩu sang Mỹ tiếp đà tăng (tăng 36,3% so với mức tăng 26% trong tháng 8), mặc dù đều nhờ vào mức so sánh từ tháng 9/2021 (giảm 9,6%).

Các chuyên gia tại đây lưu ý rằng dữ liệu thương mại của Tổng cục Thống kê là sơ bộ và có thể được điều chỉnh đáng kể khi dữ liệu hải quan được công bố sắp tới.

 

 

Nhập khẩu hàng hóa danh nghĩa giảm tốc, chỉ tăng 6,4% so với cùng kỳ, giảm 7,3% so với tháng trước. Mức giảm này đến từ máy tính, sản phẩm điện và linh kiện (giảm 3,4% so với mức tăng 2,3% trong tháng 8), máy móc, thiết bị, công cụ và dụng c ụ (tăng 0,5% so với mức tăng 3,3% trong tháng 8) và điện thoại và linh kiện (giảm 18,7% so với mức giảm 5,1% trong tháng 8).

Điều này cho thấy các công ty điện tử và điện thoại thông minh tại Việt Nam có thể cắt giảm nhu cầu đối với các linh kiện trung gian do giảm đơn đặt hàng xuất khẩu.

Thặng dư thương mại hàng hóa thu hẹp xuống 1,1 t ỷ USD (dữ li ệu sau điều chỉnh tháng 8 là 3,9 tỷ USD), đưa thặng dư thương mại tính đến thời điểm hiện tại lên 6,3 t ỷ USD. Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại dịch vụ tính đến thời điểm hiện tại thâm hụt 11,2 tỷ USD.

 

Hồng Hà