|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm hơn 18% trong tháng 6

07:47 | 13/07/2022
Chia sẻ
Trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 6 ước tính đạt hơn 1 tỷ USD, giảm hơn 18% so với tháng 6/2021. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) ước tính trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 6 đạt 1,5 tỷ USD, giảm gần 5% so với tháng 6/2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ trong tháng 6 ước tính đạt hơn 1 tỷ USD, giảm hơn 18% so với tháng 6/2021.

Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sụt giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2022, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 8,5 tỷ USD, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 6,14 tỷ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.

 

Theo Cục Xuất nhập khẩu, do tác động bởi tình hình dịch bệnh, chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc cũng như chi phí đầu vào tăng cao do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến nhiều quốc gia đối mặt với tình trạng lạm phát tăng cao, nên người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng không thiết yếu giảm, trong đó có mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ. Vì vậy, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 giảm tốc. 

Đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chính trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ 5 tháng đầu năm 2022, tuy nhiên trị giá xuất khẩu mặt hàng này giảm, do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường toàn cầu đang có xu hướng chững lại. Thương mại toàn cầu đang phục hồi chậm lại do tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, cùng với tình hình dịch bệnh bùng phát và chính sách “Zero Covid” tại Trung Quốc.

Đáng chú ý, trong khi các mặt hàng xuất khẩu chính giảm nhẹ, thì xuất khẩu các mặt hàng như dăm gỗ; gỗ, ván và ván sàn; cửa gỗ; đồ gỗ mỹ nghệ lại tăng trưởng khả quan trong 5 tháng đầu năm 2022. 

  Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022. (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Như Huỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.