|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm tăng hơn gấp rưỡi cùng kỳ

08:10 | 06/04/2021
Chia sẻ
Trong 3 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,7 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,86 tỷ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2020.

Báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản số ra mới nhất ngày 31/3 của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo ước tính, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 3/2021 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 43,3% so với tháng 3/2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,1 tỷ USD, tăng 61,5% so với tháng 3/2020.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 3,7 tỷ USD, tăng 41,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 2,86 tỷ USD, tăng hơn 54% so với cùng kỳ năm 2020. 

Xuất khẩu sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm tăng hơn gấp rưỡi cùng kỳ - Ảnh 1.

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021. Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan/Bộ Công Thương.

Hầu hết các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đều tăng mạnh trong hai tháng đầu năm 2021. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao và có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. 

Trị giá xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ đạt 1,6 tỷ USD, tăng gần 54% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng chiếm 73,1% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ., tăng 5,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp theo là mặt hàng dăm gỗ xuất khẩu đạt 281,1 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dăm gỗ thấp nhất so với các mặt hàng trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu. 

Ngoài ra, còn một số mặt hàng khác cũng được xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2021 như: gỗ, ván và ván sàn, đồ gỗ mỹ nghệ, khung gương…

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.