|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nhà máy sản xuất, chế biến gỗ gần 1.300 tỷ đồng tại KKT Vũng Áng đi vào hoạt động

14:08 | 29/03/2021
Chia sẻ
Nhà máy có diện tích trên 155.000 m2, công suất gỗ xẻ đạt 56.160 tấn/năm; ván ép trên 187.200 tấn/năm; sản lượng phế phẩm từ hoạt động khai thác gỗ xẻ và ván ép là 224.640 tấn/năm.

Sau 13 tháng khởi công xây dựng, nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) đã đi vào hoạt động, báo Hà Tĩnh đưa tin.

Nhà máy có diện tích trên 155.000 m2, tổng mức đầu tư trên 1.287 tỷ đồng; công suất gỗ xẻ đạt 56.160 tấn/năm; ván ép trên 187.200 tấn/năm; sản lượng phế phẩm từ hoạt động khai thác gỗ xẻ và ván ép là 224.640 tấn/năm; công suất viên gỗ nén đạt 150.000 tấn/năm và các sản phẩm, dịch vụ cung cấp gỗ xẻ, ván ép, viên gỗ nén.

Nhà máy do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư đặt tại phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh), có quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 120/QĐ- BQLKKT ngày 17/7/2019.

Ông Bùi Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Việt Phát, cho biết đây là nhà máy thứ hai trong chuỗi 20 nhà máy mà doanh nghiệp đã và đang triển khai xây dựng nhằm đáp ứng sản lượng về xuất khẩu.

Bên cạnh sản xuất nguyên liệu, dự án cũng sẽ sản xuất sản phẩm thành phẩm, gồm sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện; cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

“Việc đầu tư nhà máy tại KKT Vũng Áng nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu cung ứng nội địa cũng như xuất khẩu các sản phẩm lâm sản ra thị trường thế giới; đồng thời, nhằm khai thác thế mạnh về thương hiệu và hệ thống phân phối của công ty trên toàn thế giới”, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Việt Phát cho hay.

Còn theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh việc khánh thành nhà máy là một trong những tín hiệu tích cực tại KKT Vũng Áng, góp phần tạo sức hấp dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiếp tục quan tâm, đầu tư vào KKT Vũng Áng. 

Ông Lĩnh cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát khẩn trương ổn định công tác tổ chức, ổn định sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động địa phương; đồng thời tiếp tục triển khai giai đoạn 2, đưa vào hoạt động trong tháng 12/2021.

Như Huỳnh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.