|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc: Cần tái định vị thị trường

11:21 | 18/12/2019
Chia sẻ
Theo Bộ Công Thương, để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức thực hiện của doanh nghiệp, với sự hỗ trợ của Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là đối với công tác xúc tiến thương mại.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam và Trung Quốc có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương, cùng đã tham gia kết Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ năm 2010, với mức thuế quan giảm về 0% đối với 8.000 dòng sản phẩm, trong đó có các sản phẩm nông sản. 

Sắp tới, cả hai nước tiếp tục tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - là một Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, với mức độ cam kết rộng hơn, sâu hơn và có nhiều lĩnh vực mới hơn. 

"Lợi ích mà các Hiệp định này đem lại rất lớn, nhưng để khai thác có hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tổ chức thực hiện của doanh nghiệp, với sự hỗ trợ của Nhà nước, Hiệp hội ngành hàng, đặc biệt là đối với công tác xúc tiến thương mại", Bộ Công Thương nhận định.

Đối với các doanh nghiệp, để duy trì thị phần và mở rộng thị trường Trung Quốc, trong thời gian tới, Bộ Công Thương khuyến nghị cần phải tổ chức được nguồn hàng đáp ứng đúng và đủ nhu cầu, thị hiếu của thị trường Trung Quốc. 

Hàng hóa có giá cả phù hợp, chất lượng tốt, phù hợp nhu cầu, thị hiếu người dân sở tại, có sản lượng đủ để cung cấp thường xuyên, lâu dài, đảm bảo tiêu chí xuất xứ để được hưởng ưu đãi của FTA. 

Đối với công tác tổ chức xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chuyển dần sang kinh doanh theo hình thức thương mại chính qui, kết hợp đồng mua bán thay vì xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch nhằm hạn chế tối đa hiện tượng ép giá và các rủi ro khác trong thanh toán.

Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi, cập nhật các thông tin thị trường, chính sách xuất nhập khẩu, các qui định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương Trung Quốc để chủ động trong kế hoạch kinh doanh với thị trường này. 

Đồng thời, nghiên cứu khả năng hợp tác với một số doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại điện tử để nhập khẩu, tiêu thụ nông sản, trái cây qua hình thức thương mại điện tử tại thị trường này.

Cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh lâu dài, mạng lưới phân phối, thương hiệu, mẫu mã, bao bì dành riêng và đăng bảo hộ tại thị trường lớn nhất thế giới.

Bộ Công Thương cũng cho rằng doanh nghiệp cần nâng cao trình độ nghiệp vụ thương mại, hiểu biết về ngôn ngữ văn hóa của thị trường; thậm chí có thể thuê các đơn vị xây dựng phát triển thương hiệu của Trung Quốc phát triển thương hiệu cho các sản phẩm có thế mạnh, có uy tín của Việt Nam để phù hợp hơn với thị hiếu của thị trường.

H.Mĩ

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.