|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu gạo sang EU: Nỗi khổ của người đến sau

06:04 | 30/05/2020
Chia sẻ
Trong WTO, EU đã phân hạn ngạch gạo cho từng nước khi đàm phán hiệp định thương mại tự do. Còn đối với Việt Nam, việc tham gia vào WTO muộn hơn nên không được phân hạn ngạch.

Phát biểu tại Hội nghị tập huấn về hiệp định EVFTA, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên cho biết thời gian qua, doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi “là người đến sau” ở thị trường châu Âu. 

Xuất khẩu gạo sang EU: Nỗi khổ của người đến sau - Ảnh 1.

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách Đa biên. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo đó, trong WTO, EU đã phân hạn ngạch gạo cho từng nước khi đàm phán hiệp định thương mại tự do. Còn đối với Việt Nam,  việc tham gia vào WTO muộn hơn nên không được phân hạn ngạch. 

Do đó, khi xuất khẩu gạo sang EU, doanh nghiệp Việt Nam phải đóng thuế ngoài hạn ngạch rất cao. Điều này khiến lượng gạo xuất khẩu sang EU hàng năm rất ít.

"Trước dây, có một lần chúng tôi nhận được thông tin từ thương vụ bên EU phản ánh gạo của Việt Nam không thể xuất sang nước này. Trong khi đó, một số nước lại xuất được rất nhiều như Campuchia hay Thái Lan. 

Có thể chất lượng gạo của họ tốt hơn nhưng nếu có cơ hội thì gạo của chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh được. Nhưng doanh nghiệp của chúng ta dù cố đến mấy cũng không thể nào xuất được vì chúng ta là người đến sau.", ông Thái nói. 

Tuy nhiên, EVFTA được xem là tin vui đối với ngành gạo của Việt Nam, Việt Nam được thoải mái xuất khẩu gạo tấm mà không cần phải lo đến hạn ngạch. Còn đối với các loại gạo khác, hạn ngạch EU cấp cho Việt Nam là 80.000 tấn.

Tại Hội nghị, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết việc EU cấp hạn ngạch 80.000 tấn

Ông Thái cũng cho biết thêm gạo thơm được kì vọng nhiều do có giá trị cao nếu xuất khẩu thành công sang EU. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có mã HS để định nghĩa thế nào là gạo thơm.

Do đó, EU để Việt Nam đề ra tiêu chí hướng dẫn thế nào là gạo thơm. Ông Thái cho hay Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để ban hành tiêu chuẩn cho gạo thơm này. 

Hiện tại Việt Nam đã có tiêu chuẩn cho một số loại gạo như gạo lật, gạo nếp trắng, gạo trắng,...

Theo ông Thái, với hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo trong thời gian tới dự báo sẽ tăng trưởng rất mạnh.

Theo Bộ Công Thương,  tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của một số ngành nông sản sẽ tăng đáng kể cho tới năm 2025 nhờ EVFTA, ví dụ như gạo (tăng thêm 65% vào năm 2025), đường (8%), thịt heo (4%), lâm sản (3%), thịt gia súc gia cầm (4%), đồ uống và thuốc lá (5%). 

Bộ Công Thương cũng cho biết một cơ hội khác mà Hiệp định EVFTA mang lại cho ngành nông nghiệp Việt Nam là việc thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Từ đó giúp tăng sản lượng, chất lượng nông sản, giúp nông sản Việt Nam tiến dần tới các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường châu Âu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 4 ước đạt 400 nghìn tấn với giá trị đạt 185 triệu USD, đưa tổng khối lượng gạo và giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 1,92 triệu tấn và 886 triệu USD, giảm 7,9% về khối lượng và giảm 0,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2020 đạt 461,9 USD/tấn, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2020 với 36,7% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2020 đạt 594,2 nghìn tấn và 257,2 triệu USD, tăng 8,2% về khối lượng và tăng 19,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Ba tháng tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Trung Quốc (gấp 4,37 lần), Đài Loan (gấp 2,79 lần) và Indonesia ( tăng 92,1%). Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Bờ Biển Ngà (giảm 70,7%).

H.Mĩ

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng khẳng định sẽ không buông bỏ VinFast và tiếp tục hỗ trợ 1 tỷ USD
Theo quan điểm của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, VinFast là dự án làm vì trách nhiệm xã hội, muốn đóng góp cho đất nước một thương hiệu, top đầu về xe trên thế giới.