|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu đường của Thái Lan dự báo giảm tới 50% trong năm 2019

16:14 | 24/10/2018
Chia sẻ
Theo Cơ quan quản lí Mía và Đường (OCSB) Thái Lan, xuất khẩu đường của quốc gia này được dự báo giảm mạnh 40 – 50% trong năm 2019, vì vụ mía đã được cam kết sử dụng cho kế hoạch ngành hóa sinh.

Chính phủ Thái Lan đã quảng bá kế hoạch phát triển hóa sinh kể từ tháng 7 để hỗ trợ ngành mía đường và đưa Thái Lan trở thành trung tâm của ngành tại ASEAN.

Các sản phẩm hóa sinh có giá trị gia tăng cao, cho phép người nông dân được hưởng những mức giá cao hơn.

Năm 2017, Thái Lan sản xuất 10,75 triệu tấn đường, báo cáo OCSB cho biết. Đường cho mục đích sử dụng nội địa đạt 2,93 triệu tấn trong năm ngoái, giảm 0,4%, trong khi xuất khẩu tăng 7% lên 6,94 triệu tấn.

Theo OCSB, sản lượng đường trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2018 đạt 13,6 triệu tấn. Tiêu thụ nội địa giảm 4% xuống 1,65 triệu tấn, còn xuất khẩu tăng 51% lên 6,57 triệu tấn.

Trong năm 2015, Thái Lan ghi nhận xuất khẩu đường cao chưa từng thấy ở 7,97 triệu tấn. Quốc gia Đông Nam Á là nhà sản xuất đường lớn thứ tư và xuất khẩu lớn thứ hai thế giới.

Bà Warawan Chitaroon, Tổng Thư kí của OCSB, cho biết chính phủ đã thông qua việc sử dụng mía cho ngành hóa sinh trong năm 2019, nhưng OCSB dự báo nguồn cung mía sẽ không đủ để phục vụ sản xuất đường tại 54 nhà máy trên khắp cả nước.

“Tuy nhiên, các nhà máy đường và người trồng mía đang thảo luận với OCSB để tìm ra giải pháp về tỉ lệ sử dụng mía giữa ngành đường và ngành hóa sinh trong mùa nghiền 2018 – 2019, dự kiến bắt đầu vào tháng 11”, bà nói.

“Khối lượng phải tuân thủ Đạo luật Mía và Đường năm 1984”.

xuat khau duong cua thai lan du bao giam toi 50 trong nam 2019
Ảnh: blog.giallozafferano.it

Đạo luật này quy định cả nhà máy đường và người trồng mía phải đề xuất một mức giá bán cho OCSB. Giá bán mía đường phải cao hơn 80% và không vượt quá 95% lợi nhuận ước tính.

Mặc dù vậy, bà Warawan cho biết, chính phủ đang xem xét điều chỉnh đạo luật để cải thiện các điều luật liên quan đến đường và quy định, hủy bỏ Quota A, được sử dụng cho tiêu thụ nội địa. Điều này nghĩa là giá bán lẻ nội địa sẽ được tự do.

Đạo luật đang trong quá trình cải thiện từ năm 2014.

Theo OCSB, hệ thồng tỉ lệ lợi nhuận hiện tại là 70:30, với 70% tổng doanh thu đường hàng năm thuộc về người trồng mía, và 30% còn lại là của nhà máy đường.

Bà Waranwan nói, chinh phủ Thái Lan sẽ cung cấp công nghệ trồng mới cho người nông dân để tăng năng suất thêm 15% từ mức 11%, vì Thái lan đang gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng mía.

Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan, Uttama Savanayana cho biết quốc gia này cần trở thành trung tâm hóa sinh của khu vực vào năm 2027, với mặt hàng được tập trung nghiên cứu là bao bì sinh học và hóa sinh.

“Kế hoạch phát triển hóa sinh được đặt tại Khon Kaen, Nakhon Sawan và Kamphaeng Phep vì những vùng đó có nguyên liệu thô, gồm cây sắn và mía”, ông Savanayana nói.

Các công ty như Thai Beverage, Global Green Chemicals, Mitr Phol Group, Purac Thailand, Corbion Group và Kaset Thai International Sugar Corporation đều đang quan tâm tới kế hoạch hóa sinh này.

Ngành hóa sinh là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của chính phủ Thái Lan, với giá trị đầu tư dự kiến đạt 130 tỉ baht vào năm 2027.

(1 baht = 709,91 đồng).

Xem thêm

Lyly Cao

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.