|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cá tra sang EU vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi

16:48 | 16/09/2020
Chia sẻ
Mặc dù, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ) nhưng cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi về xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 85,55 triệu USD, giảm 34,1% so với cùng năm trước. 

Trong đó, giá trị xuất khẩu sang ba thị trường đơn lẻ là: Hà Lan giảm 27,5%; Đức giảm 36,7% và Tây Ban Nha giảm 13,4%. 

Mặc dù, EU vẫn là thị trường xuất khẩu cá tra lớn thứ 3 của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (sau Trung Quốc và Mỹ) nhưng cho tới nay vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi về xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Đầu năm nay, nhu cầu nhập khẩu chững, dịch Covid-19 mới bắt đầu tác động vào hoạt động xuất khẩu cá tra sang thị trường này. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng hơn ở hầu hết các thị trường khác trở nên rõ rệt từ quý 2/2020. 

Trong 3 tháng của quý 2, giá trị xuất khẩu sang bốn thị trường lớn nhất trong khối EU đều giảm liên tiếp hai con số. Hoạt động giao thương bị ngưng trệ do nhiều quốc gia là tâm điểm của đại dịch, trong đó có 2 quốc gia lớn là: Italy và Tây Ban Nha. 

Mặc dù nhu cầu tích trữ lương thực tại nhiều quốc gia Châu Âu gia tăng, hệ thống bán lẻ và kênh bán hàng online tốt hơn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu lại bị ngưng trệ do hệ thống vận tải biển bị đứt quãng, giao dịch thương mại cũng ngưng.

Ngày 1/8, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, trước đó, nhiều doanh nghiệp cá tra Việt Nam đã hi vọng rằng, sẽ có một bước nhảy nào đó trong hoạt động xuất khẩu sang khối thị trường truyền thống rộng lớn này khi cả hai nhóm sản phẩm cá tra xuất khẩu là: cá tra nguyên con đông lạnh (HS 030324) và cá tra tươi, ướp lạnh (HS 030272) đều được giảm từ mức thuế cơ bản 8% xuống 0%.

Sản phẩm cá tra phile tươi, ướp lạnh (HS 030432) giảm từ 9% xuống 0%; cá tra phile đông lạnh (HS 030462) cũng được giảm từ 5,5% xuống còn 0%.

Các sản phẩm cá tra chế biến (HS 1604) cũng được giảm thuế từ 14% xuống còn 0% trong vòng 3 năm. 

"Có thể nói, điều này giúp tăng lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam tại EU so với các sản phẩm cá thịt trắng khác khi các sản phẩm cá thịt trắng bản địa vốn không phải chịu thuế nhập khẩu", VASEP nhận định.

Đó là những mong đợi trước mắt sau khi hoạt động giao thương, kinh doanh thủy sản của các nước EU ổn định trở lại. Còn tại thời điểm này, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU vẫn đang giảm, nhất là sau khi Anh tách khỏi khối thị trường này. Trước đó, Anh vốn là một trong những thị trường xuất khẩu cá tra tiềm năng của Việt Nam tại châu Âu.

Hiện có khoảng hơn 30 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường EU, trong đó, có 20 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường lớn trong khu vực là Hà Lan. Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF (NTSF SEAFOODS); Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VINH HOAN CORP) và  VINH QUANG là ba công ty có giá trị xuất khẩu cá tra lớn nhất sang Hà Lan trong 8 tháng đầu năm qua.

Trong thời gian này, Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm cá tra nổi bật như: Cá tra tẩm bột chiên đông lạnh; cá tra phile đông lạnh, cá tra cắt khúc/miếng đông lạnh, cá tra tẩm gia vị đông lạnh… sang thị trường EU.

H.Mĩ