Xét xử Phạm Công Danh sáng 29/1: Chỉ truy thu tiền từ 3 ngân hàng thì chưa đủ để khắc phục hậu quả của vụ án
Số tiền thiệt hại 6.126 tỷ đồng tại VNCB ai sẽ bồi thường? | |
Xét xử Phạm Công Danh sáng 27/1: Đại diện VKS giữ quan điểm ông Trầm Bê và Phan Huy Khang là đồng phạm giúp sức ông Danh |
Luật sư Lê Thị Bích Chi bào chữa cho bị Thủy
Theo luật sư, liên quan đến bị cáo Việt Hà, VKS cho rằng bị cáo Hà trao đổi với bị cáo Danh và Mai. Luật sư cho rằng nhận định chưa phù hợp với khách quan của vụ án. Bị cáo Hà không thừa nhận gặp bị cáo Danh và Mai.
Bị cáo Hà không hề cho bị cáo Thủy biết mục đích, động cơ của bị cáo Danh cho nên quan điểm bị cáo Thủy là đồng phạm giúp sức cho bị cáo Danh là không khách quan, không vững chắc.
Bị cáo Thủy thừa nhận một sai sót nhất định, luật sư cho rằng hành vi này không thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm, và không cấu thành đồng phạm với bị cáo Danh. Mặc dù hành vi có vi phạm quy định cho vay nhưng TPBank không hề có thiệt hại nên không thể quy về trách nhiệm hình sự đối với bị cáo không thỏa đáng.
Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang bào chữa cho bị cáo Đặng Thị Bích Thủy: "Không thể chỉ truy thu tiền từ 3 ngân hàng"
Luật sư đồng ý với VKS xem xét lại trách nhiệm hình sự ban lãnh đạo của TPBank. Tuy nhiên, luật sư đề nghị VKS xem xét lại kết luận giám định NHNN, cơ quan điều tra.
Luật sư cho rằng khi đã xác định Phạm Công Danh làm trái để khắc phục hậu quả, nếu chỉ thu 3 ngân hàng thì chưa đủ, phần còn lại sẽ truy thu của ai? Luật sư nhấn mạnh không thể truy thu 3 ngân hàng mà không truy thu tổ chức, cá nhân khác.
Luật sư đề nghị HĐXX, VKS xem xét lại phần dân sự thu hồi tại TPBank, nếu đã thu hồi được thì xem lại cho bị cáo Thủy có đồng phạm hay không?
Luật sư Trần Giáng Hương bào chữa bị cáo Việt Bun
Theo luật sư, chưa có một văn bản nào chứng minh trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh không được phát hành ra thị trường. Công ty Khôi Nguyên phát không biết về việc này. Luật sư cho rằng đây là giao dịch dân sự, không thể cáo buộc bị cáo về trách nhiệm hình sự.
Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho bị cáo Danh
4.500 tỷ là vấn đề mấu chốt nhất, xác định thiệt hại thực tế. Không thể chối bỏ khoản tiền này, bởi thực tế nó đã được nộp vào NHNN để tăng vốn điều lệ cho VNCB. Không tuyên thu hồi khoản tiền này để cấn trừ thiệt hại là không phù hợp.
Luật sư đưa ra thắc mắc tại sao cơ quan kiểm toán, lại yêu cầu có bút toán điều chỉnh? Luật sư mong HĐXX cân nhắc trên cơ sở tài liệu công khai tại phiên tòa, những lời bào chữa của bị cáo, để xem xét khách quan của vụ án.
Luật sư Hà Hải bào chữa cho bị cáo Danh
Luật sư cho biết CB có công văn đề nghị NHNN, Ban kiểm soát đặt biệt hướng dẫn để CB thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo quy định K1 Đ 66 Luật tổ chức tín dụng. Lý do là, NHNN không chấp nhận cho VNCB tăng vốn từ 3.000 lên 7.500 tỷ. Nhưng sau đó thì theo công văn số 777 ngày 18/7/2016 thì CB cho rằng liên quan đến vụ án ông Phạm Công Danh nên CB sẽ xử lý hạch toán khoản 4.500 tỷ khi có kết luận của cơ quan điều tra. Nghĩa là kiểm toán căn cứ trong các quy định chính sách kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và luật pháp khác đã đễ nghị điều chỉnh một số nghiệp vụ để báo cáo tài chính sau kiểm toán 2014 của CB phản ánh trung thực và hợp lý.
CB nói chờ kết luận của cơ quan điều tra thì CB mới ghi giảm, hạch toán khoản 4.500 tỷ này thì thật vô lý vì tại trang 203 KLĐT số 85/C46 (P10) ngày 20 tháng 11 năm 2015 - giai đoạn 1 xác định: “Số tiền tăng vốn điều lệ 4.500 tỷ đồng … có thể xem khoản 4.500 tỷ đồng là khoản tiền để thu hồi, giảm thiệt hại do các bị can gây ra, ưu tiên đối với hành vi liên quan đến việc gửi tiền và cho vay tại BIDV.” Kết luận điều tra có đề cập đến đường lối xử lý số tiền này từ 11/2015 trong khi văn bản CB gởi 7/2016 thì cho rằng CB chờ kết luận của cơ quan điều tra. Nên theo luật sư, việc CB đề nghị như thế không hợp lý.
Công ty kiểm toán đã đề nghị CB ghi giảm vốn điều lệ từ 7.500 tỷ xuống 3.000 tỷ. Rất tiếc là HĐXX không triệu tập hai kiểm toán viên đã ký vào báo cáo kiểm toán, họ mới là những người thực sự hiểu rõ và có trách nhiệm phải trả lời số tiền 4.500 tỷ chứ không phải đại diện CB vì họ là đại diện thuê kiểm toán độc lập, mà người lập BCTC để kiểm toán là Ban lành đạo cũ CB, nên họ hoàn toàn chỉ làm theo đề nghị của kiểm toán những gì an toàn nhất.
Theo đó, luật sư kiến nghị: Một là, yêu cầu CB thực hiện đúng quy định pháp luật, điều chỉnh bút toán theo hướng ghi giảm vốn điều lệ theo đúng quy định pháp luật. Hai là, về việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự thì thỉnh cầu HĐXX cho sử dụng toàn bộ số tiền 4.500 tỷ cùng với lãi phát sinh đối trừ thiệt hại của vụ án này.
Luật sư Phương Nga bào chữa cho ông Danh: Đề nghị triệu tập hai kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán CB
Số dư cuối ngày 26/7/2014 tổng tiền mặt tại VNCB trên 6.000 tỷ đồng, luật sư đặt ra vấn đề liệu số tiền 4.500 tỷ nằm trong 6.000 tỷ thì sao? Luật sư muốn làm rõ mục đích sử dụng 4.500 tỷ đồng.
Luật sư mong muốn HĐXX tạo điều kiện cho VKS tiếp xúc với hồ sơ, tài liệu mới, để có câu trả lời đối đáp xung quanh khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.
Việc CB đề nghị không phù hợp với quy định của NHNN, khách quan của vụ án. Theo luật sư, 2 kiểm toán viên chịu trách nhiệm kiểm toán CB, phải có mặt. Mặc dù NHNN yêu cầu ghi giảm vốn điều lệ nhưng vẫn tại sao vẫn không thực hiện điều chỉnh bút toán. Luật sư thắc mắc về cái nào CB đồng ý, cái nào CB không đồng ý, lý do không đồng ý. Kiểm toán đã đề xuất bút toán điều chỉnh nhưng CB không đồng ý.
Luật sư cho rằng Kiểm toán viên biết danh sách những pháp nhân góp vốn. Đề nghị HĐXX xem xét đúng quy định pháp luật. HĐXX đề nghị các luật sư bổ sung chứng cứ nộp cho HĐXX.
Luật sư Chu Mạnh Cường, bào chữa cho ông Danh: "Cần phải trả 4.500 tỷ đồng cho ông Danh để khắc phục hậu quả"
Việc triệu tập 2 kiểm toán viên, luật sự đã nhận được văn bản trả lời về bút toán điều chỉnh tăng vốn điều lệ của NHNN. Luật sư đề nghị HĐXX cho quay lại phần xét hỏi, để hỏi đại diện CB về các bút toán này.
HĐXX thông báo đã trả lời luật sư Trần Minh Hải rồi, đồng ý theo yêu cầu của luật sư Hải về việc triệu tập giám định viên và sẽ quay lại phần xét hỏi sau phần đối đáp.
Luật sư cho biết, các bị cáo được quyền yêu cầu đòi lại số tiền 4.500 tỷ đồng, bị cáo cần được bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Ngân hàng VNCB là người sử dụng thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về khoản tiền này. Do đó luật sư đề nghị ngân hàng phải trả lại. Số tiền đã hòa chung, không thể tách ra, luật sư cho rằng chưa bao giờ thuộc sở hữu của VNCB.
Luật sư trình bày các tài liệu mà ngân hàng Xây dựng cung cấp về dòng tiền 4.500 tỷ đồng để chứng minh VNCB sử dụng chứ không phải các bị cáo.
Về tài liệu liên quan đến hạch toán 4.500 tỷ đồng của Ngân hàng Xây dựng, 4.500 tỷ được hoạch toán vào vốn điều lệ, NHNN đã yêu cầu điều chỉnh hạch toán kế toán nhưng tại sao VNCB lại không điều chỉnh.
Theo luật sư, số tiền 4.500 tỷ đồng nằm ở nợ phải trả để trả cho 22 pháp nhân, cá nhân góp vốn nhưng đây lại là những pháp nhân ảo do bị cáo Danh lập ra. Do đó số tiền này cần trả cho bị cáo Danh để bị cáo khắc phục hậu quả.
Luật sư cho rằng quan điểm của VKS không thống nhất, đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng không giải quyết bản chất của vấn đề, kéo theo các hệ lụy liên quan. Việc đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng làm vật chứng nhưng không thu hồi 4.500 tỷ đồng là không khách quan.
Luật sư Trần Minh Hải bào chữa bổ sung cho Phạm Công Danh: "Không có tranh chấp dân sự giữa ông Danh và CB"
“Sau khi nghe phát biểu nội dung đối đáp, tôi ghi nhận và cảm ơn VKS vì có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung chưa rõ ràng, tôi cần đối đáp lại”, luật sư Hải trình bày.
VKS cho rằng cần khấu trừ khoản 4.500 tỷ đồng ra khỏi vụ án, luật sự không đồng ý với VKS. Theo ông Hải, cách giải quyết của VKS chưa đúng bản chất, không giải quyết 7 nghịch lý luật sư nêu ra mà sẽ tạo ra nghịch lý mới. “Trong phần bào chữa tôi nêu lên 7 nghịch lý nếu không loại bỏ khoản tiền này khỏi thiệt hại thực tế vụ án. VKS nói để cho ông Danh kiện dân sự đòi CB, tôi không đồng ý. Nếu không giải quyết ngay tại phiên tòa, đồng nghĩa tạo nên nghịch lý mới, đó là CB được xác định bị hại, thì lại được hưởng lợi kép. Bởi khoản 4.500 tỷ vay nằm trong thiệt hại 6.126 tỷ, CB đã thu 4.500 tỷ rồi, hòa vào dòng tiền chung rôi, giờ yêu cầu thu hồi 6.126 tỷ nữa là CB được hưởng lợi kép”, luật sư Hải nói.
Ngoài ra, còn có một nghịch lý khác nữa, đó là việc xác định sự thật thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, nay bị cáo Danh phải làm thay. Cơ quan công tố nói cứ để khoản tiền 4.500 tỷ đồng để ông Danh kiện đòi, sẽ làm nảy sinh tranh chấp giữa ông Danh với CB. Nhưng thực tế không có tranh chấp nào cả, việc Danh nộp vào là tăng vốn điều lệ, ông Danh chỉ mong đây là khoản tiền liên quan đến vụ án hình sự, mong thu hồi trả nhà nước, không lấy riêng mình hay tư lợi gì cả.
Luật sư nhắc lại số tiền 4.500 tỷ đồng nằm ở nợ phải trả, cần đưa về đúng bản chất, khách quan đối với vụ án. Luật sư nhấn mạnh chỉ cần giải bài toán 6.126 tỷ đồng - 4.500 tỷ đồng là đã giải quyết được nghịch lý luật sư đưa ra.
VKS hỏi bị cáo Nguyễn Tiến Dũng
Đại diện VKS cho biết, về cơ bản việc đối đáp với một số bị cáo và các luật sư đã xong, riêng phần liên quan đến bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (giám đốc công ty Thịnh Phát) còn cần bổ sung thêm 1 vài ý kiến và dẫn chứng thêm để chứng minh rằng hành vi của Dũng là Cố ý làm trái…
VKS: Bị cáo chỉ dừng lại ở hành vi vay tiền, chứ không chuyển tiền đến tập đoàn Thiên Thanh đúng không?
Bị cáo Dũng: Dạ đúng ạ
Luật sư trình bày lại đơn đề nghị tất toán khoản vay tại TPBank của Công Ty Thịnh Phát. Bị cáo Dũng khai nhớ có văn bản này, bị cáo đã ký. Do đó, VKS cho rằng việc nêu lên cho bị cáo nhận thấy hành vi sai phạm của mình, để cho bị cáo suy nghĩ trả lời trước HĐXX.
Sáng nay HĐXX nhận yêu cầu của Luật sư Hải triệu tập 2 kiểm toán viên. HĐXX không đồng ý quay lại phần xét hỏi.
Tóm tắt phiên tòa Phạm Công Danh sáng 27/1:
Sáng ngày 27/1, Viện kiểm sát (VKS) đã có phần đối đáp lại các quan điểm của luật sư và bị cáo cùng những người liên quan. Về cơ bản, VKS giữ nguyên quan điểm ban đầu, với các bị cáo là nhân viên, là người làm thuê được VKS đề nghị tuyên án thấp hơn so với mức đề nghị.
Đại diện Viện kiếm sát nêu quan điểm. |
Về quan điểm nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của ông Danh và đồng phạm là do ông phải tiếp quản một ngân hàng đang thua lỗ nặng (do bà Hứa Thị Phấn để lại), VKS đã đề nghị khởi tố bà Phấn cùng đồng phạm và HĐXX đã đồng ý. Vụ án sẽ sớm được đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Đối với số tiền 4.500 tỷ đồng, ông Danh tăng vốn điều lệ cho VNCB, mà các luật sư đề nghị cấn trừ vào thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của vụ án, cơ quan công tố dẫn chứng việc đại diện CB (Ngân hàng TNHH Một thành viên Xây dựng, kế thừa quyền nghĩa vụ của VNCB sau khi được nhà nước mua lại với giá 0 đồng) xác định số tiền này đã hòa vào dòng tiền của ngân hàng.
VKS xác định số tiền hơn 6.100 tỷ đồng ông Danh mang sang gửi tại Sacombank, BIDV, TPBank để đảm bảo cho 29 lượt vay của các công ty mới là tang vật vụ án, do đó, cần thu hồi để khắc phục hậu quả. Còn 4.500 tỷ đồng đã hòa vào dòng tiền chung thì đây là quan hệ giữa Phạm Công Danh và CB. VKS đề nghị HĐXX dành cho bị cáo Danh quyền được khởi kiện VNCB (nay là CB) bằng một vụ án dân sự để đòi lại.
VKS không thu hồi tiền gửi, tiền lãi, tiền chuyển cho bà Hứa Thị Phấn, Trần Quý Thanh, Trần Ngọc Bích... bởi đã đề nghị thu hồi từ ba ngân hàng.