|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 29/1: Phải xác định ông Trần Hiệp là cá nhân hay pháp nhân đi vay

13:57 | 29/01/2018
Chia sẻ
Luật sư bào chữa Phạm Công Danhcho rằng , nếu coi 6.126 tỷ đồng 3 ngân hàng phải hoàn trả CB là vật chứng vụ án thì khoản 4.500 tỷ tăng vốn cũng phải được coi là vật chứng vụ án và phải làm rõ.
 
xet xu pham cong danh chieu 291 phai xac dinh ong tran hiep la ca nhan hay phap nhan di vay Xét xử Phạm Công Danh sáng 29/1: Chỉ truy thu tiền từ 3 ngân hàng thì chưa đủ để khắc phục hậu quả của vụ án
xet xu pham cong danh chieu 291 phai xac dinh ong tran hiep la ca nhan hay phap nhan di vay Xét xử Phạm Công Danh sáng 27/1: Đại diện VKS giữ quan điểm ông Trầm Bê và Phan Huy Khang là đồng phạm giúp sức ông Danh

Luật sư Nguyễn Duy Bài chữa cho bị cáo Phan Minh Tùng

Luật sư cảm ơn VKS đã lắng nghe và ghi nhận quan điểm của luật sư đã trình bày. VKS đã đề nghị HĐXX xem xét mức án của bị cáo Tùng thấp hơn mức án mà VKS đã đề nghị. Tuy nhiên, VKS vẫn giữ nguyên quan điểm về việc lập 6 hồ sơ báo cáo tài chính của bị cáo Tùng thì luật sư không đồng ý.

Lời khai của ông Danh không chứng minh là bị cáo Tùng làm bao nhiêu hồ sơ. Vậy không thể nói bị cáo Tùng làm cả 6 hồ sơ. Nếu HĐXX tin vào lời khai của Khương là bị cáo Tùng làm 6 hồ sơ, vậy tại sao không tin vào lời khai của bị cáo Tùng là làm 2 hồ sơ. Trong vụ án, cũng không còn chứng cứ nào khác ngoài lời khai.

Về 2 hồ sơ bị cáo Tùng làm, bị cáo đã thừa nhận. Luật sư mong muốn HĐXX xem xét mức độ phạm tội của bị cáo là xem xét bị cáo đã làm từ 1 - 2 hồ sơ. Mức án mà VKS đã đề nghị cho bị cáo Tùng là cực kỳ cao.

Bị cáo Tùng không biết chỉ trương vay vốn, không vụ lợi, thân nhân tốt, không hề có động cơ sai trái. Nếu như có thiệt hại xảy ra thì bị cáo Tùng chỉ nằm trong nhóm hành vi tại Sacombank chứ không phải ở BIDV. Vậy tại sao, mức hình phạt của bị cáo Tùng lại bị đề nghị mức án cao hơn các bị cáo khác.

Luật sư Chu Thị Trang Vân bào chữa cho bị cáo Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phương Nam và Đỗ Minh Thủy

Luật sư đồng ý với quyết định của VKS khi nhận định về 2 bị cáo Nam và Thủy. Các bị cáo thụ động nên không biết những gì trong vụ việc, nên mong HĐXX cân nhắc mức án phù hợp với 2 bị cáo, là tuyên trả tự do tại tòa.

Về bị cáo Nguyễn Việt Hà, theo nguyên tắc suy đoán vô tội khi chưa có đủ bằng chứng thì suy đoán phạm tội hư VKS gây bất lợi cho bị cáo. Luật sư đồng ý với kết luật của VKS là vai trò của bị cáo Hà là mắt xích quan trọng trong vụ án, nhưng luật sư thấy nhận định là quá nặng đối với bị cáo Hà. Bị cáo Hà tham gia xuất phát từ mục đích của Quỹ Lộc Việt. Qua quá trình xét hỏi cũng cho thấy bị cáo Hà không có mối quan hệ thân thiết, bàn bạc với Phạm Công Danh, mong HĐXX xem xét.

Về trách nhiệm dân sự đối với bị cáo Hà, bản thân bị cáo Hà cũng không có lợi trong việc này nên mong HĐXX cân nhắc không buộc bị cáo Hà chịu trách nhiệm dân sự. Trong quá trình xét hỏi, bị cáo Hà cũng đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Bị cáo có tiền sử bệnh ung thư tuyến giáp nên khi bị cáo bị tạm giam cũng có kiến nghị để chăm sóc, chế độ nhưng điều kiện lúc tạm giam không được thuận lợi cho sức khỏe của bị cáo.

Luật sư kính mong HĐXX xem xét trường hợp của bị cáo Hà, bệnh lý của bị cáo Hà nằm trong nhóm 42 bệnh lý hiểm nghèo. Bản thân bị cáo Hà cũng không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, nên mong HĐXX xem xét.

Luật sư Phạm Trung Bào chữa cho Trầm Bê

Luật sư đã thay gia đình bị cáo Trầm Bê nộp 60 tài liệu về các hoạt động xã hội của ông Trầm Bê gồm nhiều bằng khen, giấy chứng nhận việc ông Trầm Bê có hoạt động giúp ích như xây dựng nhà tình thương, đóng góp cứu trợ, hỗ trợ người hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Ngoài ra, ông Trầm Bê cũng đang bệnh, có giấy tờ, bệnh án rõ ràng, mong HĐXX cân nhắc những tài liệu trên để tuyên án phù hợp đối với bị cáo Trầm Bê.

Đại diện TPBank

Khi được gọi trình bày, đại diện TPBank mong HĐXX xem xét cho các bị cáo là quản lý, nhân viên của TPBank. Đại diện TPBank xin HĐXX xem xét cho các bị cáo là nhân viên của ngân hàng.

TPBank cho biết số tiền mà TPBank hạch toán, khấn trừ nợ không phải tiền mà Phạm Công Danh vi phạm mà có. Quan hệ bảo lãnh không thể nói là trái hợp pháp.

Theo TPBank, Phạm Công Danh và các bị cáo đã gây sai phạm và thiệt hại cho VNCB thì phải chịu trách nhiệm.

Luật sư Trần Quốc Khánh bào chữa cho Trầm Bê

Luật sư cho biết, giấy chứng nhận kinh doanh cấp cho 6 công ty vay vốn không có góp vốn của Phạm Công Danh nên ông Trầm Bê không biết lãnh đạo 6 công ty này có mối thân tình với Danh. Ông Trầm Bê cho vay do chủ quan, không tư lợi, không biết mục đích của Danh, có tài sản bảo đảm, đã thu hồi vốn vay nên Trầm Bê không vi phạm quy định cho vay.

Luật sư Lê Đăng Trưởng bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà, Đặng Ngọc Sơn, Nguyễn Vũ Bảo

Luật sư cho rằng, các bị cáo Hoàng Long Hà, Đặng Ngọc Sơn, Nguyễn Vũ Bảo không biết, không giúp sức cho Phạm Công Danh, không có cùng ý chí đồng phạm giữa Sơn, Hà, Bảo với Trần Hiệp, Phạm Công Danh. Như vậy, Hà không còn vai trò chủ thể, đồng nghĩa với việc không đồng phạm với Phạm Công Danh nữa.

Luật sư Nguyễn Thị Mai Hồng bào chữa cho bị cáo Trầm Bê

Trong phần xét hỏi, bị cáo Trầm bê khai nhận có quen biết, bàn bạc nhưng vì ngân hàng là một ngành dịch vụ thì giữa các lãnh đạo ngân hàng quen biết nhau là chuyện bình thường. Khoản vay tại Sacombank là khoản vay lớn, nên việc ông Trầm bê gặp và trao đổi là vay như thế nào, cho vay ra sao là hoạt động bình thường.

Nếu ông Trầm Bê đồng ý cho vay nhưng 6 công ty không đầy đủ hồ sơ và tài sản bảo đảm thì các bộ phận sẽ không trình hồ sơ lên ông Trầm Bê phê duyệt. Luật sư giữ nguyên quan điểm bào chữa và cho rằng ông Trầm Bê không phạm tội “Cố ý làm trái...”

Luật sư bào chữa cho bị cáo Phan Huy Khang

Luật sư ghi nhận ý kiến của đại diện VKS xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Khang. Trong vụ án, việc xác định là cho cá nhân ông Danh vay hay các công ty vay thể hiện rõ về yếu tố chủ quan của các bị cáo. Hồ sơ vay vốn không thể hiện cho ông Danh vay nhưng qua kết luận giám định là cho các công ty vay. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa đã làm rõ là cho các công ty vay, giống như lời của ông Danh khai là giới thiệu các công ty vay để kinh doanh vất liệu xây dựng. Luật sư mong VKS và HĐXX đánh giá cả căn cứ buộc tội và gỡ tội cho các bị cáo.

Luật sư cho rằng, nhận định của VKS có phần không đúng là VKS khẳng định các bị cáo cố ý cùng nhau làm trái quy định pháp luật để sang Sacombank vay tiền giúp Phạm Công Danh. Theo luật sư, nhận định này chưa thuyết phục vì nếu các bị cáo biết là vi phạm pháp luật mà vẫn làm thì khoản vay tại VNCB cũng là vi phạm, không cần phải qua Sacombank.

Ngân hàng Đại Tín bảo lãnh nhưng không có tài sản bảo đảm thì cũng không vi phạm pháp luật, vì thông tư 28 của NHNN quy định không cần tài sản bảo đảm. Bảo lãnh này nằm hoàn toàn ngoài giao dịch giữa ngân hàng và 6 công ty vay, chưa đủ yếu tố cấu thành tội "Cố ý làm trái" đối với ông Phan Huy Khang.

Luật sư Nguyễn Huy Thiệp bảo vệ quyền lợi của BIDV

Luật sư đề nghị HĐXX xem xét việc VKS có làm đúng yêu cầu bảo vệ cáo trạng theo ủy quyền của VKS tối cao không.

Trong phần đối đáp, VKS cho rằng 29 lượt công ty vay vốn trong đó 18 công ty vay vốn của Danh đã làm hồ sơ vay vốn tại 3 ngân hàng, sau khi giải ngân, số tiền bản chất là để cho Danh sử dụng. Theo luật sư, trong hồ sơ pháp lý của 12 công ty, không có tài liệu nào thể hiện là sự liên quan, rằng 12 công ty chịu sự chi phối của ông Danh. Vậy theo quy định thì 12 công ty này không liên quan đến Phạm Công Danh, vậy không có lý do chứng minh là ông Danh vay tiền.

Luật sư cho biết, giao dịch cho 12 công ty do VNCB giới thiệu vay về quá trình cho vay, nhận bảo đảm và thu hồi vốn vay BIDV không làm trái pháp luật.

Theo luật sư, tại tòa bị cáo Phạm Công Danh và các bị cáo tại VNCB đã thừa nhận hành vi làm trái và không liên quan đến nhân viên các ngân hàng. Do đó, không thể quy kết tội đối với các cán bộ của BIDV.

Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi bào chữa cho bị cáo Hoàng Long Hà: "Chỉ có hồ sơ ông Trần Hiệp là khác"

Luật sư Thi vẫn giữ quan điểm bào chữa và khẳng định ông Hà không phạm tội cố ý, mong HĐXX xem xét cho bị cáo Hà và bị cáo cáo Sơn, Bảo.

Trong phần đối đáp, VKS đã thống nhất với luật sư là ông Hà không quen biết, bàn bạc với Phạm Công Danh, không quen biết ông Trần Hiệp, vì vậy đủ cơ sở để loại bỏ vấn đề đồng phạm đồng phạm.

VK cho rằng ông Hà chủ ý gián tiếp giúp Phạm Công Danh vay được tiền qua 12 công ty. Luật sư cho biết, 12 hồ sơ ông Hà và nhân viên BIDV chi nhánh Gia Định được thực hiện đúng quy trình. Chỉ có một hồ sơ ông Trần Hiệp là khác với các hồ sơ khác, đó là xác định ông Trần Hiệp là cá nhân hay pháp nhân.

Cho dù có vi phạm hàng loạt nhưng lỗi nghiệp vụ không gây hại cho BIDV thì cũng không có căn cứ phạm tội. VKS cho rằng từ lỗi chủ quan suy sang hành vi khách quan, tuy nhiên luật sư cho rằng lỗi chủ quan ở đây là độc lập trong phạm vi của BIDV.

Luật sư bảo lưu tất cả những quan điểm đã trình bày trong phần bào chữa. Mong VKS có cái nhìn nhận cụ thể hơn và đề nghị cụ thể hơn.

Tóm tắt phiên xét xử Phạm Công Danh sáng 29/1:

Trong sáng 29/1, các luật sư bào chữa cho ông Phạm Công Danh đều xoáy sâu về số tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, luật sư Trần Minh Hải cho rằng, về quan điểm của Viện kiểm sát (VKS) cần khấu trừ khoản 4.500 tỷ đồng ra khỏi vụ án, luật sự không đồng ý. Theo ông Hải, cách giải quyết của VKS chưa đúng bản chất, không giải quyết 7 nghịch lý luật sư nêu ra mà sẽ tạo ra nghịch lý mới. “Trong phần bào chữa tôi nêu lên 7 nghịch lý nếu không loại bỏ khoản tiền này khỏi thiệt hại thực tế vụ án.

xet xu pham cong danh chieu 291 phai xac dinh ong tran hiep la ca nhan hay phap nhan di vay
luật sư Trần Minh Hải.

VKS nói để cho ông Danh kiện dân sự đòi CB, tôi không đồng ý. Nếu không giải quyết ngay tại phiên tòa, đồng nghĩa tạo nên nghịch lý mới, đó là CB được xác định bị hại, thì lại được hưởng lợi kép. Bởi khoản 4.500 tỷ vay nằm trong thiệt hại 6.126 tỷ, CB đã thu 4.500 tỷ rồi, hòa vào dòng tiền chung rôi, giờ yêu cầu thu hồi 6.126 tỷ nữa là CB được hưởng lợi kép”, luật sư Hải nói.

Ngoài ra, còn có một nghịch lý khác nữa, đó là việc xác định sự thật thuộc về trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, nay bị cáo Danh phải làm thay. Cơ quan công tố nói cứ để khoản tiền 4.500 tỷ đồng để ông Danh kiện đòi, sẽ làm nảy sinh tranh chấp giữa ông Danh với CB. Nhưng thực tế không có tranh chấp nào cả, việc Danh nộp vào là tăng vốn điều lệ, ông Danh chỉ mong đây là khoản tiền liên quan đến vụ án hình sự, mong thu hồi trả nhà nước, không lấy riêng mình hay tư lợi gì cả.

Luật sư nhắc lại số tiền 4.500 tỷ đồng nằm ở nợ phải trả, cần đưa về đúng bản chất, khách quan đối với vụ án. Luật sư nhấn mạnh chỉ cần giải bài toán 6.126 tỷ đồng - 4.500 tỷ đồng là đã giải quyết được nghịch lý luật sư đưa ra.

Còn theo luật sư Cường, số tiền 4.500 tỷ đồng nằm ở nợ phải trả để trả cho 22 pháp nhân, cá nhân góp vốn nhưng đây lại là những pháp nhân ảo do bị cáo Danh lập ra. Do đó số tiền này cần trả cho bị cáo Danh để bị cáo khắc phục hậu quả.

Luật sư cho rằng quan điểm của VKS không thống nhất, đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng từ 3 ngân hàng không giải quyết bản chất của vấn đề, kéo theo các hệ lụy liên quan. Việc đề nghị thu hồi 6.126 tỷ đồng làm vật chứng nhưng không thu hồi 4.500 tỷ đồng là không khách quan.

Ngoài ra, tại phiên tòa, các luật sư đã yêu cầu HĐXX triệu tập 2 kiểm toán viên E&Y để làm rõ bút toán điều chỉnh liên quan đến tăng vốn 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ tại VNCB.

PV