|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh chiều 13/1: Ai là người sử dụng số tiền 4.500 tỷ đồng?

13:58 | 13/01/2018
Chia sẻ
Hội đồng xét xử (HĐXX) thẩm vấn các bị cáo và những người có liên quan đến số tiền 4.700 tỷ đồng mà VNCB dùng 12 công ty "ma" của Phạm Công Danh vay từ BIDV.
xet xu pham cong danh chieu 131 ai la nguoi su dung so tien 4500 ty dong Cựu Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định khẳng định không vi phạm trong quá trình cho vay
xet xu pham cong danh chieu 131 ai la nguoi su dung so tien 4500 ty dong Xét xử Phạm Công Danh sáng 13/1: Đề nghị thu hồi 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ để giảm thiệt hại cho VNCB

16h: Đại diện VNCB khẳng định Ngân hàng (cũ) sử dụng 4.500 tỷ đồng

xet xu pham cong danh chieu 131 ai la nguoi su dung so tien 4500 ty dong
Luật sư Trần Minh Hải. (Ảnh: NH).

Luật sư Trần Minh Hải bào chữa cho Phạm Công Danh, luật sư hỏi đại diện VNCB về số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ: Thông thường có nhận được khoản tiền gửi có hòa chung vào dòng tiền ngân hàng không?

VNCB: Thưa, có. Đối với các khoản tiền cho vay, đi vay sẽ được hạch toán riêng

LS: Khi tiền gửi hòa chung vào dòng tiền, liệu có hòa tan hết hay có hoạch toán riêng? Số tiền 4.500 tỷ đồng ai là người sử dụng? VNCB hay ông Danh, Mai?

VNCB: Thưa , VNCB. Việc sử dụng khoản tiền vay 4.500 tỷ đồng, VNCB không tách được số tiền giai đoạn trước hay giai đoạn này, không phải việc VNCB sử dụng số tiền này không hợp pháp.

LS: 400 tỷ đồng trả nợ NHNN là khoản vay giữa NHNN với VNCB hay ông Danh?

Đại diện VNCB: là của NHNN với VNCB.

LS: VNCB phải trả cho Ngân hàng Á Châu 400 tỷ đồng; tất toán 132 tỷ đồng cho Ngân hàng Quân đội; hơn 900 tỷ đồng trả gốc và lãi cho OceanBank… thì đây là tiền của VNCB hay tiền của cá nhân ông Danh?

VNCB: Đây không phải là tiền VNCB phải trả do nợ, mà là tiền gửi của các ngân hàng tại VNCB và VNCB có nghĩa vụ tất toán khi đến hạn.

LS: VNCB trả nợ cho NHNN, cho các ngân hàng thì phía VNCB không phải trả nợ, thì quyền lợi thuộc về ông Danh hay VNCB?

VNCB: Đây không phải lợi ích mà là trách nhiệm của người quản lý tài chính.

LS: Sau khi không được tăng vốn, khoản tiền 4.500 tỷ đồng là của VNCB hay của ai? Việc hoạch toán như thế nào?

VNCB: Ở thời điểm ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng thì VNCB không có đánh giá về việc này.

LS hỏi ông Mai Hữu Khương: Khoản tiền 4.500 tỷ đồng thuộc vốn chủ sở hữu hay nợ của VNCB?

Bị cáo Khương: do NHNN không chấp nhận nên không phải vốn điều lệ. 4.500 tỷ đồng cũng không phải là khoản chênh lệch tài sản, 4.500 tỷ đồng cũng không nằm trong thặng dư cổ phần.

LS: Như vậy không phải là vốn chủ sở hữu, vậy nằm ở đâu?

Bị cáo Khương: Nợ Phải trả.

LS hỏi đại diện NHNN: Nhóm ông Phạm Công Danh (22 cá nhân, 3 pháp nhân) đã chuyển 4.500 tỷ đồng vào VNCB để tăng vốn điều lệ theo yêu cầu của NHNN ?

Đại diện NHNN: Có. Tất cả các tài liệu đến thời điểm NHNN mua lại 0 đồng thì dữ liệu về việc các cá nhân này rút ra, còn trước đó chúng tôi không biết. Ngoài ra, chúng tôi đã cung cấp cho cơ quan điều tra.

Luật sư Hải tiếp tục thẩm vấn đại diện VNCB: Có phải ông Danh có gửi 4.500 tỷ vào tài khoản VNCB với mục đích tăng vốn điều lệ?

Đại diện VNCB: Thưa có ạ.

LS: Không có tài liệu nào chứng tỏ các cá nhân là 12 công ty của Phạm Công Danh rút ra số tiền 4.500 tỷ đồng?

VNCB không khẳng định, không có dữ lieu nào chứng tỏ đã rút ra. Hiện NHNN đang sở hữu VNCB, quyết đinh thuộc về NHNN nên việc rút ra hay không, chúng tôi không rõ.

LS: Khi khách hàng gửi tiền vì lý do nào đó không thực hiện được mà VNCB phải trả lại, vậy trả vào thời điểm nào?

Đại diện VNCB: Đó là VNCB trước đây, còn hiện tại CBBank không biết về hoạt động của VNCB. Ngoài ra, đại diện VNCB cho biết, khi không tăng vốn đó là việc tranh chấp của VNCB trước đây với các bị cáo ngồi đây. CBBank hiện tại không sử dụng số tiền này.

14h30: Truy vấn việc 12 công ty trả nợ cho BIDV

HĐXX truy vấn bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn - Trưởng phòng khách hàng 1 Chi nhánh BIDV Gia Định, Luật sư bào chữa cho ông Sơn đã mời ông Phạm Công Danh.

Luật sư hỏi ông Danh có gặp ông Sơn hay không, ông Danh cho biết không gặp và làm việc với ông Sơn.

Luật sư: Về việc VNCB chuyển cho 12 công ty để trả nợ cho BIDV, thiệt hại thuộc về ngân hàng nào? BIDV hay VNCB?

Ông Danh xin phép không trả lời câu hỏi này, xin phép luật sư hỏi ông Phan Thành Mai, do ông Danh đã chỉ đạo bị cáo Mai thực hiện khoản vay.

Luật sư hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Viễn - Nguyên Trưởng ban kiểm soát VNCB.

Bị cáo Viễn cho biết khi được giao nhiệm vụ mang hồ sơ vay vốn chuyển cho ngân hàng BIDV chi nhánh Gia Định, thì bị cáo không có nói với Sơn là hồ sơ này Công ty Phong Hiệp là do Phạm Công Danh thành lập cũng như không có đề nghị Sơn giúp đỡ.

Đến lượt bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn trả lời rằng, hồ sơ vay vốn của Công ty Phong Hiệp thì có giấy đề nghị vay vốn, trong đó có mục tên khách hàng ghi là Công ty TNHH MTV Phong Hiệp. Đối với quy định nội bộ của BIDV việc cho vay giữa khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân là áp dụng 2 văn bản khác nhau. Bị cáo Sơn không chịu trách nhiệm về đối tượng khách hàng cá nhân.

Luật sư hỏi BIDV: Tòa khoản BIDV nhận thu nợ ở đâu?

BIDV: Chúng tôi thu tiền trực tiếp từ tài khoản của công ty vay nợ và không thu tiền từ VNCB.

Luật sư Chu Mạnh Cường truy vấn đại diện VNCB.

Liên quan đến dòng tiền 4.500 tỷ đồng, đại diện VNCB xin phép chưa trả lời.

Đại diện cho biết, 4.500 tỷ đồng gửi từ LienVietPostbank chuyển về Sở Giao dịch NHNN, trong đó ngày 14/2/2014 chuyển về 1.500 tỷ đồng; ngày 17/2/2014 chuyển về 1.000 tỷ đồng; ngày 29/4/2014 chuyển về 2.000 tỷ đồng.

Luật sư: Số tiền 4.700 tỷ đồng BIDV giải ngân cho 12 Công ty vay vốn và giải ngân trực tiếp vào tài khoản 4 Công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh, liệu 4.500 tỷ đồng có nằm trong khoản này hay không?

VNCB: Chúng tôi xin phép không trả lời câu hỏi này.

Luật sư mời bị cáo Phan Thành Mai.

Bị cáo quản trị ngân hang VNCB đến ngày 29/7/2014, thời điểm bị cáo bị bắt. Tại thời điểm 5/2014, số tiền 4.500 tỷ đồng vẫn đang nằm trong tài khoản VNCB.

LS: Liên quan đến việc trả nợ NHNN số tiền 440 tỷ đồng có nằm trong 4.500 tỷ đồng không?

Bị cáo Mai: 440 tỷ không nằm trong 4.500 tỷ đồng, bị cáo sử dung thị trường 1, huy động từ dân cư, chi nhánh để trả nợ.

Đối với khoản vay 4.700 tỷ đồng, đầu tiên, sử dung các lô đất sân vận động Chi Lăng, đất tại số 209 Trường Chinh của Tập đoàn Thiên Thanh, đất tại số 302 Tô Hiến Thành nhưng do BIDV không chấp thuận đất 302 Tô Hiến Thành nên mới quyết định đưa tiền gửi của VNCB tại BIDV làm tài sản đảm bảo.

Luật sư mời đại diện chi nhánh BIDV Nam Sài Gòn hỏi:Khi cho vay 3 công ty Công ty Thanh Quang, Công ty Nhất Nhất Vinh và Công ty An Phát, đã phát sinh lãi phạt lãi phạt này là bao nhiêu, các công ty có trả nợ hay không?

Chi nhánh BIDV: Lãi phạt Công ty Nhất Nhất Vinh là 497 triệu đồng, các công ty đã chuyển khoản trả nợ cho BIDV.

14h10: "Quy trình thẩm định cho vay của BIDV hoàn toàn đúng quy định"

Luật Sư bảo vệ quyền lợi cho BIDV mời đại diện BIDV. Bà Nguyễn Thị Phương - Giám đốc Ban pháp chế BIDV, đại diện theo ủy quyền của BIDV nêu cho biết, quy trình cho vay BIDV áp dung theo quy định chung của Quy chế 1627.

Luật sư: Quyết định cho vay cho vay tại 12 công ty của Phạm Công Danh có phải là quy trình ngược hay không?

Theo quan điểm của BIDV thì đây hoàn toàn là một quy trình bình thuờng đúng theo quy định của NHNN.

Năm 2013, BIDV gặp khó khan trong việc tang trưởng tín dung, cần mở rộng tín dung cho nên khi VNCB là ngân hàng có định hướng cung cấp các dịch vụ tín dụng và bảo lãnh cho các công ty sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu xây dựng theo mô hình gói 4 nhà, góp phần giải phóng hàng tồn kho theo tinh thần Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một so giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỡ trợ thị trường bât động sản...

Tuy nhiên, do VNCB đang trong quá trình tải cơ cấu, chưa thể xem xét đối với nhu cầu vay vốn của các khách hàng nêu trên; căn cứ vào thỏa thuận hợp tác giữa BIDV và VNCB về trao đổi thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, ủng hộ VNCB tham gia chuỗi sản phẩm liên kết 4 nhà ký ngày 24/5/2013 (đã nêu ở trên); để đảm bảo duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng, VNCB giới thiệu và đề nghị BIDV tiếp nhận nhu cầu.

Về chủ trương cấp tín dụng, bà Phương cho biết thời hạn cho vay các công ty phù hợp với Hợp đồng bản vật liệu xây dựng kỷ với Chủ đầu tư/nhà thầu các dự án nhà ở BOT nhưng tối đa không quá 12 tháng. Lãi suất cho vay theo quy định trong từng thời kỳ. Tài sản đảm bảo Chi nhánh yêu cầu Công ty thế chấp các tài sản là bất động sản của doanh nghiệp hoặc của bên thứ ba trong trường hợp tài sản đảm bảo là bất động sản không đủ đế đảm bảo. Quy trình thẩm định cho vay của BIDV hoàn toàn đúng quy định, bà Phương khẳng định.

BIDV đã giải ngân bằng chuyển khoản, và sau khi phát hiện đã thu hồi đầy đủ. Tất cả công ty đều chuyển khoản trả nợ cho BIDV.

Đại diện nguyên Chủ tịch BIDV tiếp tục khẳng định ông Trần Bắc Hà đang chữa bệnh tại Singapore

Trước khi bước vào xét hỏi, Chủ tọa cho biết người đại diện của ông Trần Bắc Hà, ông Nguyễn Hồng Dân đã lên làm việc với TAND TP HCM.

Ông Dân cho biết, ông Hà đã nhận được lệnh triệu tập của Tòa án, hiện ông Hà đang chữa bệnh tại Singapore,

Bên cạnh đó, ông Dân đồng ý sử dụng lời khai của ông Bắc Hà tại cơ quan công an. Ngoài ra, ông Dân cũng nộp một số giấy tờ thể hiện ông Hà hiện đang điều trị tại Singapore.

Tóm tắt phiên tòa sáng 13/1

Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh sáng 13/1, HĐXX đã chấp thuận yêu cầu của đại diện Viện kiểm sát, triệu tập lại ông Trần Bắc Hà - Nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị BIDV để làm rõ các nội dung liên quan vào sáng 15/1.

Trước đó, đại diện viện kiểm sát giữ tại tọa đã đề nghị HĐXX triệu tập ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang (phó tổng giám đốc BIDV) tới tòa để làm rõ các nội dung liên quan tới vai trò cụ thể của từng người trong vụ án.

Theo đại diện VKS, ông Trần Bắc Hà đã được xác định bị ung thư gan từ năm 2012, hiện nay đi tái khám vào ngày 8/1 theo lịch hẹn, đề nghị HĐXX xác định thông tin từ cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có đi tái khám hay không đi.

Đối với ông Trần Lục Lang mặc dù có đơn nhưng không nói rõ bệnh án, chữa trị ở đâu. VKS đề nghị HĐXX kiểm tra lại. VKS yêu cầu HĐXX áp dụng biện pháp ông Trần Lục lang bởi hồ sơ không thể hiện người này bị mắc bệnh hiểm nghèo, hay không đủ sức để tham gia phiên tòa.

Bên cạnh đó, sáng nay HĐXX đã thẩm vấn em trai ông Phạm Công Danh là ông Phạm Công Trung.

xet xu pham cong danh chieu 131 ai la nguoi su dung so tien 4500 ty dong
Ông Phạm Công Trung - em trai ông Phạm Công Danh

Trả lời HĐXX, ông Trung cho biết từ tháng 11/2014, ông được anh trai là ông Danh ủy quyền làm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh. Còn làm việc tại VNCB từ năm 2012, đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc phụ trách hành chính - nhân sự. Sau khi ông Danh bị khởi tố thì ông Trung xin nghỉ việc.

Ông Trung cho rằng mọi việc luôn nghĩ ông Danh thành lập công ty là làm việc tốt, tuy nhiên trong quá trình làm việc xảy ra sai sót nên mới để xảy ra tình trạng như ngày hôm nay.

PV