|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cựu Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định khẳng định không vi phạm trong quá trình cho vay

11:03 | 13/01/2018
Chia sẻ
Theo ông, Luật các TCTD 2010 chỉ quy định không được cho các cá nhân thành viên HĐQT của VNCB vay vốn chứ không quy định việc cho vay đối với pháp nhân liên quan. Đồng thời, việc VNCB thiệt hại không liên quan đến việc BIDV thu hồi nợ.
cuu pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khang dinh khong vi pham trong qua trinh cho vay BIDV công bố lợi nhuận trước thuế 8.800 tỷ đồng năm 2017
cuu pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khang dinh khong vi pham trong qua trinh cho vay Con đường dẫn 3 cán bộ BIDV vào vòng lao lý trong vụ án Phạm Công Danh

Trình bày trong phần xét xử Phạm Công Danh sáng ngày 13/1, ông Hoàng Long Hà nguyên Phó Giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định, nay là Giám đốc BIDV Chi nhánh Tây Đô liên tục khẳng định bản thân không hề vi phạm quy định của nhà nước. Đồng thời ông cũng không hề có hành vi phạm tội "cố ý làm trái" hay đồng phạm với ông Phạm Công Danh.

cuu pho giam doc bidv chi nhanh gia dinh khang dinh khong vi pham trong qua trinh cho vay
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV

Bị cáo Hoàng Long Hà cho biết, lý do ông bị truy tố trong vụ án này là xuất phát từ Công ty Phong Hiệp, là 1 trong 12 công ty mà BIDV Gia Định tiếp nhận từ BIDV hội sở do phía VNCB giới thiệu.

Ông cho biết hồ sơ vay vốn của 12 công ty này cơ bản giống nhau, nhưng có 1 điểm khác nhau duy nhất là ông Trần Hiệp vừa là giám đốc Công ty Phong Hiệp, vừa là thành Viên HĐQT VNCB. Trong khi đó, tài sản bảo đảm lại là tiền gửi của VNCB nên BIDV không được phép cho vay.

Theo ông Hà, việc phê duyệt khoản vay 325 tỷ đồng là nguyên nhân chính khiến ông bị khởi tố do vi phạm thông tư 28 của NHNN nhưng ông lại không phê duyệt khoản vay này. Hồ sơ khoản vay này đang ở ngân hàng và theo ông không phê duyệt thì không thể hiện vai trò giữa ông với ông Trần Hiệp.

Ông Hà khẳng định mình không hề vi phạm quy định của pháp luật và không cố ý làm trái, không đồng phạm với Phạm Công Danh. "Theo tôi cố ý làm trái là biết mà làm thì mới là cố ý làm trái. Điều này cơ bản sai phạm là do ông Trần Hiệp, nếu ông Hiệp không xuất hiện thì chúng tôi không bị khởi tố như ngày hôm nay" - ông Hà nói.

Mặt khác, ông phân tích Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 chỉ quy định không được cấp tín dụng đối với cá nhân Trần Hiệp - thành viên Hội đồng quản trị VNCB, không áp dụng đối với Công ty Phong Hiệp do Trần Hiệp làm Giám đốc cho dù Công ty Phong Hiệp là Công ty TNHH Một thành viên do Trần Hiệp làm Giám đốc. Do vậy, việc cho vay trên không vi phạm Luật các TCTD, chỉ có cơ quan điều tra cho rằng điều này là vi phạm.

Ông cũng chỉ rõ BIDV chỉ trực tiếp thu nợ từ công ty Phong Hiệp, BIDV không hề bị thất thoát, do vậy việc thiệt hại tại VNCB không phải do ảnh hưởng từ vay BIDV. Khi tại thời điểm VNCB chuyển tiền trả nợ cho BIDV thì ông Trần hiệp cũng không còn là giám đốc của Công ty Phong Hiệp.

Cuối phần trình bày của mình, ông Hà cho biết bản thân không chấp nhận lời xin lỗi ông Phan Thành Mai tới 3 ngân hàng. Ông cho rằng trường hợp của ông Trần Hiệp là quá dễ dàng để xử lý nhưng ông Mai lại không hề nói ra khiến mọi việc trở nên phức tạp.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, trong 67 cá nhân có liên quan của BIDV đến khoản vay 4.700 tỷ đồng của 12 công ty tại BIDV, chỉ có 3 cá nhân tại BIDV chi nhánh Gia Định bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Gồm có ông Hoàng Long Hà - nguyên Phó Giám đốc, Nguyễn Ngọc Sơn - nguyên trưởng phòng khách hàng 1 và Nguyễn Vũ Bảo - nguyên chuyên viên phòng khách hàng 1.

Cáo trạng cho biết các cá nhân này là người chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tiếp xúc khách hàng, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, quyết định cấp tín dụng và giải ngân cho Công ty Phong Hiệp vay 430 tỷ đồng. Ông Trần Hiệp - thành viên HĐQT VNCB và đồng thời là giám đốc Công ty Phong Hiệp.

Khi thực hiện trách nhiệm của mình trong việc quyết định cấp tín dụng, giải ngân cho Công ty Phong Hiệp vay 430 tỷ đồng thì ba cá nhân tại BIDV biết rõ VNCB bảo lãnh cho ông Hiệp vay tiền tại BIDV là vi phạm Điều 126 Luật các TCTD 2010. Tuy nhiên, ông Hà, Bảo và Sơn vẫn quyết định cho vay dẫn đến hậy quả là Công ty Phong Hiệp không trả được nợ và BIDV bằng tiền gửi của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đến giải ngân và kiểm tra sau vay còn có nhiều sai phạm như: không nhận hồ sơ vay vốn là Trần Hiệp mà nhận từ nhân viên VNCB; món vay trên 300 tỷ đồng nhưng báo cáo tài chính không được kiểm toán và lập phiếu điều tra khách hàng; không thẩm tra khách hàng theo quy định.

Hành vi của ba cá nhân tại BIDV đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại cho VNCB 337 tỷ đồng. Do đó đã phạm vào tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" với vai trò giúp sức cho Phạm Công Danh và các đồng phạm khác.

Trúc Minh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.