|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Hà Văn Thắm sáng 6/9: 'Nguyễn Xuân Sơn không thể chiếm đoạt tài sản từ OceanBank'

06:30 | 06/09/2017
Chia sẻ
Trong phần xét hỏi chiều ngày 5/9, bị cáo Phạm Công Danh cho biết đã bị lừa trong thương vụ mua Ngân hàng Đại Tín khi đã mất hàng nghìn tỷ đồng trong khi không nhận được tài sản nào. Trong việc cho vay Công ty Trung Dung 500 tỷ, Hà Văn Thắm cho rằng đây là khoản vay bình thường không chịu ảnh hưởng của mối quan hệ Danh - Phấn - Thắm nên Công ty Trung Dung là người chịu trách nhiệm.

11h23: HDXX tạm nghỉ

Do hết thời gian nên HĐXX yêu cầu luật sư dành sang phần xét hỏi buổi chiều.

11h15: Luật sư Đỗ Mạnh Cường bào chữa cho bà Nguyễn Thị Minh Thu tiếp tục xét hỏi

Luật sư xét hỏi bị cáo Hà Văn Thắm về việc thu phí buổi chiều

Luật sư: Xin cho biết cách thức, mục đích của khoản tiền mà trong cáo trạng ghi là thu chênh lệch?

Hà Văn Thắm: Tình hình ngoại tệ cằng thằng, chênh lệch cao giữa giá thị trường tự do và giá ngân hàng nên phát sinh nhiều công ty làm dịch vụ thu xếp ngoại tệ (bên trung gian). Ở đây là BSC đã mua 12,9 tỷ đồng để mua của KH và dùng số tiền đó để chi trả cho KH bán ngoại tệ.

Luật sư: Vậy trả cho người bán trước hay thu của người mua trước?

Hà Văn Thắm: Rất khó nói, vì lúc có người bán thì mua, có người mua thì bán nên không có việc thu xếp theo thứ tự

Luật sư: Khi có 12,9 tỷ về tk của BSC thì ai là người có quyền quyết định sử dụng số tiền đó?

Hà Văn Thắm: Không có ai được hưởng lợi, nếu có chắc chỉ có BSC được hưởng lợi. Có thu về và là doanh thu của BSC, sau đó BSC phải trả cho bên bán ngoại tệ chứ không phải là lợi nhuận.

Luật sư: Ông Sơn có biết nguồn gốc của 12,9 tỷ đồng trong 69 tỷ đồng đã cầm đi chăm sóc KH hay không? Bà Thu có biết nguồn gốc của số tiền hay không?

Hà Văn Thắm: Bị cáo nghĩ là không thể phân biệt được nguồn gốc của số tiền.

Luật sư: Xin bị cáo cho biết con đường đi của số tiền 12,9 tỷ đồng? Việc chi số 12,9 tỷ đồng này vào lúc nào và với mục đích gì thì bà Thu có biết không?

Hà Văn Thắm: Khi có nguồn tiền vào thì khi có nhu cầu chi thì thực hiện chi, khi nào có tiền thì lại bù vào. Bị cáo không biết là bà Thu có biết không còn bị cáo không nói với bà Thu. Nếu không có nguồn 12,9 tỷ đồng thì bị cáo có thể phải thu xếp nguồn tiền khác để đưa cho ông Sơn chi có khách hàng

Luật sư: Theo ông thì bà Thu có đáng bị quy trách nhiệm là lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với vai trò tiếp sức cho ông Sơn chiếm đoạt 12,9 tỷ đồng từ OceanBank không?

Hà Văn Thắm: Theo bị cáo thì ông Sơn không có hành vi chiếm đoạt, bà Thu cũng không biết việc chuyển số tiền từ BSC sang nhằm mục đích gì nên bà Thu và ông Sơn không có cùng ý chí nên theo bị cáo thì bà Thu không tiếp sức cho ông Sơn.

Luật sư hỏi tiếp bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

Bị cáo Sơn khai hoàn toàn không biết về việc thu phí ngoại tệ này diễn ra như thế nào. Khi nhận tiền từ ông Thắm chứ không hề biết nguồn sốc số tiền từ đâu, lấy từ nguồn nào.

10h55: Luật sư Phan Trung Hải tiếp tục xét hỏi Phạm Công Danh

Theo câu hỏi của Luật sư, bị cáo Phạm Công Danh cho biết trước đó, hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh rất tốt, gửi tiền tại nhiều ngân hàng có cả OceanBank và được OceanBank đánh giá là một trong những khách hàng tốt nhất tại ngân hàng.

Bị cáo khẳng định Ngân hàng hoạt động tốt, không hề nói là ngân hàng này xấu như vậy. Ông Danh xác nhận Ngân hàng Đại Tín là nhận từ ông Thắm chứ không phải từ bà Phấn. "Tôi biết thực trạng Đại Tín xấu tại thời điểm sau khi ông Thắm bàn giao hơn 85% vốn cổ phần" - Ông nói. Ông cho biết khi nghe từ ông Thắm thì ông nghĩ là có thể làm được nhưng sau đó vào Đại Tín thì biết là không làm được.

Về giá trị chuyển nhượng 4.464 tỷ đồng, ông Danh sẽ nhận chuyển giao từ nhóm Phú Mỹ những tài sản: 24 ha đất nhà bè, 9ha đất quận 2, cổ phần tại Đại Tín, cổ phiếu ở một số công ty khác.

Ông Danh đã thanh toán 3.658 tỷ đồng vào tài khoản của bà Phấn trong số giá trị chuyển nhượng 4464 tỷ đồng nhưng đến thời điểm ông Danh hiện tại chưa nhận được tài sản nào. Theo Luật sư các tài sản này không do bà Phấn đứng tên và chưa được chuyển nhượng sang cho bà Phấn, ông Danh nói sau này mới biết.

10h44:

Trả lời câu hỏi của luật sư về vấn đề cho bà Phấn mượn tài sản để thế chấp cho khoản vay tại Trung Dung, đại diện các cá nhân bà Hạnh, Trang, Huệ cho biết họ không hề biết việc mục đích cho mượn tài sản để làm gì. Họ chỉ biết việc đăng ký tại Trung tâm giao dịch tài sản tại Hà Nội khi thực hiện ký hợp đồng và đơn đề nghị đăng ký.

Đại diện cho các cá nhân xác nhận trách nhiệm của họ khi thực hiện ký hợp đồng thế chấp tài sản. Bà cho biết họ không thống nhất được giá cả các tài sản này, theo bà trên thị trường thì giá lô đất là 200 – 300 tr/m2, cao hơn nhiều so với biên bản thẩm định 160tr/m2. Do vậy, vị đại diện đề nghị HĐXX xem xét xử lý các tài sản này theo đúng giá trị thị trường.

Luật sư cho biết ngày 28/12/2012 tại tài khoản của bà Hứa Thị Phấn đã sử dụng 593 tỷ đồng để tất toán cho 5 hợp đồng tín dụng, đại diện cho 5 cá nhân liên quan đến bà Phấn có hợp đồng tín dụng tại Đại Tín trình bày chỉ biết là khoản vay đã được tất toán còn không biết nguồn tiền tất toán từ đâu.

10h30: Làm rõ về khoản vay của Công ty Trung Dung

Khi nhận được cuộc gọi của bà Phấn đề nghị, ko thể hiện việc đồng ý cho vay là chịu tác động từ bà Phấn. Lời khai ký ko để ý kỹ nên trước đó có phần sai lệch.

10h17: HĐXX tiếp tục làm việc Luật sư Phan Trung Hoài bào chữa cho Phạm Công Danh hỏi các bị cáo

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank
Bị cáo Hà Văn Thắm khai tại toà (Ảnh: DB)

Khi được hỏi về thương vụ mua Ngân hàng Đại Tín và đánh giá về hoạt động của ngân hàng này tại thời điểm đó, bị cáo Hà Văn Thắm cho biết tại thời điểm dự kiến mua lại tổng dư nợ của Đại Tín là gần 14.000 tỷ. Trong đó có hai nhóm dư nợ lớn là nhóm Phú Mỹ của bà Phấn có 4.546 tỷ đồng dư nợ và nhóm Phương Trang 9.000 tỷ.

Giải thích về việc chênh lệch giữa giá chuyển nhượng giữa ông Thắm và bà Phấn trước đó chỉ hơn 4 tỷ đồng trong khi ông Danh mua với giá hơn 4.000 tỷ, Hà Văn Thắm cho biết giá mua hơn 4 tỷ của ông thoả thuận ban đầu đi kèm với điều kiện tất toán các tài khoản vay của nhóm bà Phấn. Còn đối với ông Danh thì giá mua chung thì tính chung cả nên về thực chất không chênh lệch nhau.

Ông Thắm cho biết ông không tiếp tục thực hiện giao dịch mua bán với Đại Tín là do khi cho người vào kiểm tra hoạt động của ngân hàng đã phát hiện một số vấn đề. Cụ thể, khoản dư nợ nhóm Phương Trang là hơn 9000 tỷ nhưng ban đầu chỉ cho biết khoảng 4000 tỷ, số tiền chi chăm sóc KH rất lớn,...Do thấy không thể tiếp nhận tiếp nên ông Thắm đã dừng việc mua này lại.

9h50: HĐXX tạm nghỉ

9h30: Ông Sơn không thể chiếm đoạt tiền của OceanBank

Hà Văn Thắm cho biết trong thời gian ông Sơn làm TGĐ thì ông Sơn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và không vi phạm gì trong hoạt động ngân hàng. Ông Thắm cho biết ông Sơn không có hành vi nào là lạm dụng chức vụ TGĐ hay thành viên HĐQT để tư lợi cá nhân.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn cho biết khi rời khỏi OceanBank về làm Phó TGĐ Tập đoàn PVN thì ông không còn tham gia bất cứ hoạt động điều hành nào tại ngân hàng. Theo ông về mặt pháp lý thì ông không cần phải chịu trách nhiệm về hoạt động của OceanBank khi bị cáo rời khỏi ngân hàng.

Khi nói về tội tham ô bị truy tố với số tiền 49 tỷ (20% từ số tiền 246 tỷ đồng nhận từ ông Thắm làm thiệt hại cho OceanBank), Nguyễn Xuân Sơn trình bày thực sự là ông không thể thực hiện tham ô được tiền của OceanBank vì khi đó ông không còn quyền hạn gì.

Bị cáo Hà Văn Thắm cho biết ông Sơn cũng không tham ô số tiền 49 tỷ đồng vì toàn bộ số tiền đưa cho ông Sơn là chi chăm sóc khách hàng. Theo ông, giả sử trong trường hợp ông Sơn có thực hiện chiếm đoạt số tiền trên thì số thiệt hại của PVN cũng không thể xác định ở mức 49 tỷ đồng vì còn nhiều chi phí, dự phòng,....Nếu muốn xác định thiệt hại thì thiệt hại ở chỗ là ông Sơn chiếm đoạt gây ảnh hưởng đến hoạt động của OceanBank.

Với tư cách là góp vốn vào PVN thì PVN sẽ có quyền lợi nhận cổ tức của OceanBank (nếu có thực hiện chia).

Ông Thắm cho rằng ông Sơn không hề chiếm đoạt số tiền ông giao để chăm sóc PVN, toàn bộ số tiền này đã được chuyển qua cho các lãnh đạo của PVN.

Hà Văn Thắm khẳng định có khoảng 1.022 tỷ đồng sử dụng để chăm sóc khách hàng là chi phí cần thiết để duy trì hoạt động chứ không phải là thiệt hại của OceanBank. Trong đó, 852 tỷ đồng chi từ Hội sở là chi tạm ứng về nguyên tắc thì người tạm ứng phải hoàn ứng nhưng nếu cho chứng từ hợp lý thì không phải hoàn ứng. Ông Thắm cho biết toàn bộ khoản tiền trên đều được chi với cùng mục đích, do đó việc ông Sơn nhận tiền chi chăm sóc khách hàng không khác bản chất với khoản tiền chi cho bà Phương, bà Thu chi lãi ngoài.

Ông Thắm cho biết ông có một số biện pháp kiểm tra việc sử dụng tiền đã giao của các cá nhân này. Cụ thể, qua số dư tiền gửi của khách hàng, vì không đơn thuần mà có khách hàng lại để tiền gửi không kỳ hạn với số dư lớn như vậy. Hà Văn Thắm cho biết thêm đã có lần chuyển cho ông Sơn quyền mua ưu đãi 2 triệu cổ phiếu OGC (thị giá lúc đó 18.000 đồng/cp), sau đó bán với giá 36.000đồng/cp, do đó, ông Sơn đã có lãi gần 40 tỷ đồng từ khoản này.

Ngoài ra, ông Thắm cũng cho rằng khi thực hiện thì có đánh giá về tư cách, theo đánh giá chủ quan của ông thì với tư cách với ông Sơn không chiếm đoạt. Lòng tin của ông Thắm với ông Sơn không thay đổi đến thời điểm hiện tại.

9h25: Luật sư hỏi về việc đề xuất thu phí bán ngoại tệ

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank
Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu tại toà (Ảnh: DB)

Năm 2009, OceanBank đã không thực hiện bán ngoại tệ cho khách hàng do tình hình căng thẳng về ngoại tệ. Khi Hà Văn Thắm có hỏi tại sao OceanBank lại không thực hiện thì bị cáo Thu đã có báo cáo về tình hình ngoại tệ cho ông Thắm chứ không hề đề xuất thu phí ngoài.

9h10: Điều kiện thu phí qua BSC là có lợi cho OceanBank

Ông Hà Văn Thắm cho biết cụ thể hơn về khoản vay của Vinashin có tài sản bảo đảm là 6.000m2 kho không có sổ đỏ không thế chấp được nên cần BSC tham gia quản lý TS đó. Nhưng, sau đó BSC ko đồng ý vì Vinashin trả tiền thuê theo tháng (yêu cầu phải trả theo năm) nên khoản vay này không đủ điều kiện giải ngân.

Theo ông Thắm khai, ông Sơn ko phải là người đề xuất mà là đơn vị trình cho vay.

Thông thường có điều kiện này vào khi cấp tín dụng để nhằm giao cho BSC quản lý tài sản đó và báo cho bên cho vay khi có bất ký thay đổi nào trong quá trình quản lý tài sản. Theo Thắm đầy là điều kiện có lợi cho OceanBank.

9h: Luật sư xét hỏi ông Sơn về vấn đề chi lãi ngoài

Ông Sơn cho biết ông là người đặt vấn đề không chi lãi ngoài, thu phí ngoài tại BSC. Bị cáo Sơn cho biết đối với việc xét duyệt khoản vay, ông không phải là thành viên của hội đồng xét duyệt mà thi thoảng tham gia những khoản vay khó hoặc tiện thì tham gia.

Nói về căn cứ điều kiện thu phí qua BSC trong văn bản xét duyệt cho Vinashin vay, ông Sơn cho biết đấy không phải là điều kiện bắt buộc cho vay mà chỉ là thủ tục bổ sung để quản lý chặt chẽ khoản vay. Tuy nhiên, khoản vay này sau đó do không đáp ứng đủ điều kiện nên không giải ngân.

Việc phê duyệt ban đầu của khoản vay là về nguyên tắc, vấn đề giải ngân hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện khác

8h40: Ông Nguyễn Xuân Sơn có phải là đại diện phần vốn của PVN tại OceanBank?

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank
Đại diện PVN trả lời luật sư tại toà (Ảnh: DB)

Luật sư hỏi đại diện PVN về quá trình, quy định, quy chế cử người đại diện góp vốn của PVN.

Đại diện PVN cho biết mặc dù không có quyết định bổ nhiệm nhưng PVN đã có công văn gửi sang OceanBank cử ông Nguyễn Xuân Sơn làm đại diện góp vốn. Theo ông thì theo quy chế cử người đại diện thì có thể dùng công văn hoặc quyết định.

Luật sư hỏi thêm bị cáo Hà Văn Thắm về vai trò của ông Nguyễn Xuân Sơn tại OceanBank.

Theo lời khai của ông Thắm, TGĐ của Ngân hàng không được kiêm nhiệm chức vụ ở tổ chức khác nên quyết định giới thiệu ông Sơn làm người đại diện vốn góp là không có hiệu lực, nên mới có việc chuyển toản bộ phần đại diện sang cho ông Sự. Sau đó thì chị Hương làm đại diện thay thế và tham gia vào HĐQT của OceanBank.

Mặc dù có văn bản giới thiệu nhưng ông Sơn không có tư cách làm người đại diện và chỉ đơn thuần là giai đoạn quá độ từ ông Sự sang bà Hương, ông Sơn không tham cuộc họp HĐQT nào với tư cách đại diện vốn của PVN.

Ông Thắm cũng cho biết người đại diện vốn thường là của cổ đông lớn, họ được tham gia bầu cử, có ý kiến tại ĐHCĐ, tham gia HĐQT chứ không được trực tiếp tham gia điều hành.

8h20: Luật sư Nguyễn Minh Tâm – bào chữa cho ông Nguyễn Xuân Sơn xét hỏi ông Sơn về việc góp vốn của PVN

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, khi PVN góp vốn vào OceanBank thì có hai người đại diện là ông Nguyễn Ngọc Sự (người đại diện vốn khi ông làm TGĐ) và sau đó là Nguyễn Thị Thanh Hương. "Tôi có giới thiệu nhưng chưa có quyết định, chỉ có công văn giới thiệu" - Ông Sơn nói.

Ông cũng cho biết người đại diện vốn sẽ được hưởng lương của PVN. PVN có 2 quyết định bổ nhiệm đại diện vốn góp vào năm 2008, ban đầu ông Nguyễn Ngọc Sự (đại diện 12%) và Nguyễn Xuân Sơn (làm đại diện 8% vốn). Sau đó hơn 2 tháng thì toàn bộ số vốn 20% chuyển qua cho ông Ngọc Sự đại diện.

Như vậy ông sơn cho biết chỉ làm đại diện 8% trong vòng 2 tháng và lúc đó chưa góp vốn vào OceanBank và ông đã chuyển toàn bộ phần đại diện góp vốn của mình cho ông Sự trước khi PVN chính thức góp vốn.

8h20:

8h20: HĐXX vào làm việc, luật sư hỏi Hà Văn Thắm về vốn điều lệ của Công ty Trung Dung. Theo Thắm thì vốn điều lệ đăng ký GPKD của Trung Dung là hoàn toàn hợp lệ. Do lĩnh vực bất động sản là ngành nghề có điều kiện nên khi Sở KHĐT cấp GPKD cho Trung Dung thì số vốn góp tối thiểu tại thời điểm ban đầu phải có là 50 tỷ trong TK phong tỏa.

8h10: HĐXX bắt đầu làm việc

Thư ký điểm danh các bị cáo tại ngoại và những người được triệu tập tới tòa

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank
Các Luật sư bắt đầu xét hỏi trong phiên toà ngày 5/9 (Ảnh: DB)

Tóm tắt phiên toà ngày 5/9

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank Xét xử Hà Văn Thắm chiều 5/9: Phạm Công Danh cho rằng mình đã bị 'lừa' mất quá nhiều tiền
xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank Xét xử Hà Văn Thắm sáng 5/9: Nguyễn Minh Thu cho rằng mình bị bất ngờ và thụ động trước chính sách chi lãi ngoài

Trong phiên xét xử chiều ngày 5/9, luật sư bắt đầu tham gia xét hỏi các bị cáo.

Trả lời luật sư, bị cáo Phạm Công Danh cho biết đã bị lừa trong giao dịch mua lại Ngân hàng Đại Tín khi không biết thực sự ngân hàng lúc đó đã quá xấu. Ông cho rằng mình đã phải bỏ ra hàng nghìn tỷ trong khi không nhận lại được tài sản nào. Trong khoản vay của công ty Trung Dung, ông Danh khai mình không có liên quan và không phải là người đưa ra phương án vay mà do bà Phấn "tha thiết" nhờ ông mượn tài sản để thực hiện.

Ông luôn nhấn mạnh mình không được lợi gì từ khoản vay cũng như giao dịch tại Ngân hàng Đại Tín. Toàn bộ số tiền 500 tỷ đồng vay của công ty Trung Dung đểu được chuyển hết về nhóm cổ đông của bà Phấn.

Trong quá trình trả lời câu hỏi của Luật sư, bị cáo Danh liên tục đề cập đến vấn đề truy cứu trách nhiệm của Ngân hàng Đại Tín khi gửi xác nhận phong toả tài khoản nhận tiền giải ngân của OceanBank và cho rằng Đại Tín là người phải chịu trách nhiệm thất thoát số tiền 500 tỷ này.

Bị cáo Hà Văn Thắm và Trần Văn Hoàn cho biết tuy việc cho vay Trung Dung có nhiều điều kiện không đạt về tài sản nhưng với hai điều kiện là phong toả khoản vay tại Ngân hàng Đại Tín theo cam kết 3 bên và văn bản đồng ý thế chấp của chủ đầu tư các dự án, biệt thự nhận thế chấp thì sẽ hạn chế được rủi ro và khắc phục được nhược điểm của khoản vay. Theo bị cáo Hoàn, nếu như Ngân hàng Đại Tín thực hiện đúng theo thoả thuận thì khoản vay sẽ được sử dụng đúng mục đích và có khả năng thu hồi.

Hai bị cáo Thắm và Hoàn cũng cho biết các khoản vay này đều được thực hiện kiểm tra và giám sát sau vay đầy đủ, có văn bản kiểm tra để có thể xác thực chứ không phải là không thực hiện kiểm tra như trong cáo trạng.

Hà Văn Thắm cũng nhấn mạnh trong khoản vay Trung Dung này, Thắm không phải là người nghĩ ra mục đích cho vay, khách hàng là người đưa ra phương án và ông Thắm là người duyệt khoản vay. Bị cáo khẳng định bà Phấn không có vai trò hay tác động gián tiếp nào để khoản vay được duyệt bởi vì theo lời khai của ông Thắm, bà Phấn chỉ gọi điện cho Thắm đúng 1 lần sau khi khoản vay đã được thực hiện.

Về thoả thuận 3 bên giữa OceanBank - Đại Tín - Trung Dung trong điều kiện thực hiện khoản vay 500 tỷ, mặc dù có đầy đủ chữ ký dấu đỏ nhưng đại diện Ngân hàng Đại tín (nay là VNCB) một mực khẳng định không hề biết đến văn bản này. Tất cả các văn bản xác nhận số dư hay phong toả tài khoản Ngân hàng Đại Tín đều thực hiện theo đề xuất của khách hàng là Công ty Trung Dung.

Nói về đường đi của khoản vay 500 tỷ, vị đại diện này cho biết, ngày 22/6/2013, Phạm Công Danh đã chuyển 500 tỷ vào tài khoản của công ty, sau đó Công ty Trung Dung đề nghị làm xác nhận số dư. Cùng ngày, khoản tiền này đã được chuyển vào 2 tài khoản khác với số tiền là 403,2 tỷ và 96,8 tỷ đồng, sau đó lại yêu cầu phong toả tài khoản. Ngân hàng Đại Tín thực hiện đầy đủ các yêu cầu này.

Trong phiên xét xử, các luật sư cũng hỏi đại diện của NHNN về nội dung và chế tài vi phạm thông tư 02 đối với các tổ chức tín dụng. Tuy đã nêu ra văn bản chỉ thị về chế tài nhưng đại diện NHNN xin phép được trả lời sau để hỏi ý kiến thêm các vụ cục có liên quan.

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank 'Huy động lãi suất vượt trần chỉ bị phạt cách chức 3 năm'

Theo nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm, việc huy động lãi suất vượt trần đã vi phạm Thông tư 02. Tuy nhiên, theo quy ...

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank Cán bộ Vietsovpetro phủ nhận toàn bộ việc nhận phí chăm sóc khách hàng tại OceanBank

Các lãnh đạo của Vietsovpetro được triệu tập tại toà đều khẳng định những lời khai của các bị cáo tại OceanBank là lời khai ...

xet xu ha van tham sang 69 nguyen xuan son khong the chiem doat tai san tu oceanbank Trưởng Ban kiểm soát OceanBank: 'Không thể phát hiện sai phạm từ báo cáo tài chính'

Ông Bùi Văn Hải - Trưởng Ban kiểm soát OceanBank cho biết mặc dù hàng năm đều thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Diệp Bình