Nhiều chủ thầu xây dựng đang phải đối mặt với tình trạng nợ đọng kéo dài khi chủ đầu tư chưa kịp thanh toán các khoản nợ. Bất đắc dĩ, nhiều doanh nghiệp phải chấp nhận đi vay ngân hàng để trả tiền cho các nhà cung cấp vật liệu.
Sau quý IV/2022 thua lỗ hơn nghìn tỷ, Xây dựng Hoà Bình lại tiếp tục lỗ đậm trong ba tháng đầu năm trong bối cảnh khó khăn chưa từng có của ngành xây dựng.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) đã có quyết định về việc đưa cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện kiểm soát kể từ ngày 17/4, do chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong hai năm liên tiếp.
Theo Chủ tịch Lê Viết Hải, lãi suất ngân hàng tăng rất cao khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản nói chung không thể tránh khỏi sự mất cân đối dòng tiền và tác động vô cùng nghiêm trọng lên cả hệ sinh thái của toàn ngành khiến các doanh nghiệp xây dựng và sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng phải đứng trước bờ vực phá sản, hàng vạn người lao động đã bị mất việc làm và hàng trăm ngàn lao động trong ngành cũng đang đứng trước nguy cơ đó.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn, nhiều khách hàng của Xây dựng Hoà Bình đã thanh toán nợ cho tập đoàn bằng bất động sản nên doanh nghiệp đề nghị các nhà thầu phụ xem xét thay thế việc thanh toán tiền bằng bất động sản để cấn trừ công nợ.
Nhóm thầu phụ tại một số dự án do Xây dựng Hòa Bình là Tổng thầu như V8,V9 Vinhomes Smart City, L7 Vin Gia Lâm, CT7, CT5 Ecopark,... vừa thông báo tạm dừng thi công, bảo trì do chưa được thanh toán công nợ.
Năm 2023, HBC kỳ vọng sẽ có lãi sau thuế trở lại với 125 tỷ đồng so với mức lỗ kỷ lục hơn nghìn tỷ đồng năm ngoái, nhưng kế hoạch này vẫn thấp hơn nhiều so với kết quả những năm trước đại dịch COVID-19.
Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình kiến nghị Chính phủ trợ doanh nghiệp đàm phán với các trái chủ về thời hạn thanh toán các khoản vay để không phải huy động một lượng tiền khổng lồ xử lý các khoản nợ ngay lập tức khi đến hạn, nhằm tránh cho các công ty bất động sản có triển vọng lớn bị lâm nạn.
Một công ty con của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do ông Lê Viết Hải làm Chủ tịch và con trai cả ông Hải làm CEO, đóng góp 19% vào khoản lỗ của cả tập đoàn trong năm 2022.
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết sẽ chấp hành quyết định của Cục thi hành án dân sự, đồng nghĩa với việc ông Lê Viết Hải, người sáng lập Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Người đại diện pháp luật.
Hội đồng trọng tài vừa thông qua phán quyết buộc Công ty Đầu tư Phát triển và Xây dựng Thành Đô phải thanh toán cho Xây dựng Hòa Bình tổng số tiền gần 368 tỷ đồng của 12 hợp đồng thi công xây dựng.
Ngoài Xây dựng Hoà Bình, cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát, 'ghế nóng' hay các vấn đề xung đột lợi ích ghế từng diễn ra ở Coteccons, Eximbank, Sacombank, Tràng Thi.
Trước đó, ngày 5/1, nhóm thành viên Hội đồng quản trị độc lập mà đại diện là ông Dương Văn Hùng đã nhắc đến việc sẽ tổ chức cuộc họp HĐQT vào ngày 10/1.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.