Ngày 10/6, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC).
Xây dựng Hòa Bình bổ nhiệm một loạt nhân sự cấp cao như Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, người phụ trách quản trị kiêm người được uỷ quyền công bố thông tin.
99 nhà đầu tư này cũng chính là chủ nợ của Xây dựng Hoà Bình. Trong đó, Thép SMC - doanh nghiệp thép trên HOSE được phân phối gần 10,5 triệu cổ phiếu trong đợt chào bán.
Xuyên suốt hơn 4 tiếng đồng hồ, lãnh đạo Xây dựng Hoà Bình trình bày chi tiết về kế hoạch hồi sinh thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn và hoán đổi nợ, bên cạnh đó là mục tiêu hướng đến thị trường nước ngoài.
Người đứng đầu Xây dựng Hoà Bình đã nhận trách nhiệm khi không thể đưa công ty phát triển theo đúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra của tập đoàn bên cạnh câu chuyện "nội chiến" HĐQT diễn ra hồi đầu năm ngoái.
Theo Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, việc điều chỉnh giá phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ là phù hợp với diễn biến thị trường, đồng thời đảm bảo đem lại quyền lợi thỏa đáng cho nhà cung cấp, nhà thầu phụ tham gia hoán đổi công nợ.
Theo Xây dựng Hòa Bình, sự chênh lệch giữa báo cáo tự lập và báo cáo kiểm toán do khác biệt trong: Cách định giá bất động sản, ghi nhận giá trị còn lại của máy móc, xác định các khoản trích lập dự phòng và các khoản phải thu theo phán quyết của tòa.
Xây dựng Hòa Bình sẽ là tổng thầu thiết kế và thi công các nhà ở cùng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho lực lượng cảnh sát, quân đội và sinh viên trường Đại học Kỹ thuật của Kenya.
Hoàn nhập dự phòng các các khoản phải thu khó đòi là cứu cánh giúp Xây dựng Hoà Bình có lãi quý cuối năm song luỹ kế cả năm, tập đoàn vẫn lỗ ròng gần 800 tỷ đồng.
Cổ phiếu HBC ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch từ 19/1, theo quyết định của HOSE. Phản ứng với thông tin thoát diện bị hạn chế giao dịch, cổ phiếu HBC tăng trần vào phiên chiều 18/1 (tính đến 13h43).
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.