[Webinar] GitOps - K8s: Xu hướng tương lai của Cloud Native giúp bứt tốc phát triển ứng dụng
Ảnh minh hoạ.
Các yêu cầu về ứng dụng làm hài lòng người dùng và gia tăng giá trị về mặt kinh doanh cũng từ đó nhanh chóng đạt được và dễ dàng đạt được hơn so với trước kia.
Từ mục tiêu này, những cải tiến mới không ngừng ra đời và sẽ tiếp tục phát triển để tối ưu hóa quá trình phát triển phần mềm, ứng dụng.
GitOps - K8s: Xu hướng tương lai của Cloud Native
Thập kỷ qua trong thế giới lập trình đã chứng kiến nhiều bước tiến mới. Đầu tiên phải kể đến CI/CD cho phép tích hợp liên tục và phân phối liên tục khi phát triển code, cùng với thúc đẩy năng suất cho DevOps khi cho phép team phát triển và team vận hành hợp tác trong một quy trình làm việc chia sẻ. Tiếp đến là xu hướng chuyển các monolithic codebase sang các cloud-based microservices chạy trong các container được quản lý bởi các nền tảng điều phối như Kubernetes.
Các ứng dụng dưới dạng container chạy trên các cụm hoặc trên đám mây có thể phức tạp, khó cung cấp và quản lý, ngay cả với một nền tảng điều phối tiện ích như Kubernetes. Chính vì vậy, trong bức tranh này, GitOps xuất hiện với một mục đích tối quan trọng là đơn giản hóa nhiệm vụ quản lý này bằng cách kết hợp và tận dụng các ưu thế từ DevOps và CI/CD.
Xuất hiện từ 2017 và trở thành một xu hướng rất được mong đợi từ 2019, GitOps cho đến nay đang được dự đoán sẽ trở thành tiêu chuẩn khi nói đến việc ứng dụng Cloud Native. Được mở rộng từ Infrastructure-as-Code và CI/CD, GitOps tập trung vào việc sử dụng Git như một nguồn duy nhất cho hệ thống. Các thay đổi đối với hệ thống hạ tầng và ứng dụng sẽ được thực hiện thông qua Git repo. Các thay đổi có thể được theo dõi và sẽ được tự động thực hiện sao cho trạng thái hiện tại của hệ thống được phản ánh trong repo.
Ảnh minh hoạ: VCCorp.
GitOps cũng được định nghĩa là một phương pháp để quản lý cụm Kubernetes và phân phối ứng dụng. Sử dụng GitOps, bất kỳ sự khác biệt nào giữa Git với các công việc đang chạy trong một cụm khi xuất hiện sẽ được cảnh báo và nếu có thay đổi, Kubernetes sẽ được tự động cập nhật hoặc khôi phục tùy trường hợp.
Lợi ích cốt lõi của GitOps có thể được hiểu ngắn gọn là đảm bảo các thay đổi được cập nhật ở cả tầng hệ thống và tầng ứng dụng, tự động các quy trình sau đó và đảm bảo ứng dụng trong thực tế phản ánh chính xác ứng dụng được miêu tả trong các tệp.
Tự động hóa giúp cho phần mềm trở nên hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn. GitOps nâng tự động hóa lên thêm một bước nữa và kết hợp khả năng tự động hóa đó vào công việc triển khai.
Vậy những ưu điểm mạnh mẽ của GitOps sẽ được ứng dụng thực tế ra sao, sử dụng phương pháp triển khai nào và triển khai như thế nào cho phù hợp và hiệu quả, bạn đọc cùng Bizfly Cloud tìm hiểu tiếp trong Bizfly Expert talk #27 tại đây vào ngày 29/12/2021 tới đây nhé!
Tham gia buổi talk chuyên gia Bizfly Cloud sẽ hé lộ về:
1. GitOps là gì và những tác dụng của GitOps?
2. Mô hình Push và Pull
3. GitOps hoạt động như thế nào?
4. Triển khai thực tế với Argocd
Ông Nguyễn Thế Thành - Team leader Devops Engineer, Bizfly Cloud. (Ảnh: VCCorp).
Giới thiệu diễn giả:
Ông Nguyễn Thế Thành - Team leader Devops Engineer, Bizfly Cloud
Với kinh nghiệm triển khai, vận hành các dịch vụ của Bizfly Cloud trên nền tảng Kubernetes. Ông Nguyễn Thế Thành là người tham gia vào quá trình phát triển phần mềm từ giai đoạn thử nghiệm đến khi đưa sản phẩm đến với khách hàng. Vậy nên ông có cái nhìn tổng quát về kiến trúc phần mềm, quy trình phát triển, những vấn đề hay gặp phải khi triển khai ứng dụng trên nhiều môi trường.
Từ góc độ của 1 người làm DevOps, ông luôn muốn tự động hóa tối đa những công việc thường xuyên lặp đi lặp lại nhằm tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đẩy nhanh quá trình phát triển sản phẩm, dịch vụ lên nhanh nhất có thể.
Tham gia sự kiện độc giả cũng sẽ được nhận ngay e-voucher trị giá 500K sử dụng cho tất cả các dịch vụ Bizfly Cloud cung cấp, trong đó có giải pháp Bizfly Kubernetes Engine - Tự động hóa triển khai, phân phối, mở rộng các cụm Kubernetes trên đám mây.