|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Việt Nam đứng đầu về tăng trưởng GDP năm 2024 trong ASEAN-6

15:26 | 18/02/2025
Chia sẻ
Trong khu vực ASEAN-6, có 3/6 quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2024 vượt mục tiêu, trong đó, Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam đứng đầu ASEAN

Theo Tổng cục Thống kê, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, khó khăn nhiều hơn thuận lợi nhưng kinh tế năm 2024 của Việt Nam tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) tích cực, quý sau cao hơn quý trước. Cụ thể, quý I tăng 5,98%; quý II tăng 7,25%; quý III tăng 7,43%; quý IV tăng 7,55%.

Tính chung cả năm, GDP tăng 7,09% so với năm trước, vượt mục tiêu đề ra (6,5-7%). Trong đó, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,27%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,24%; khu vực dịch vụ tăng 7,38%.

Tăng trưởng của một số ngành dịch vụ thị trường đạt mức khá: Bán buôn, bán lẻ tăng 7,96%; vận tải kho bãi tăng 10,82%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,76%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,11%.

Năm 2025, Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết nghị tăng trưởng cả nước đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026). 

Nguồn: Nguyễn Ngọc tổng hợp 

Philippines ở vị trí thứ hai

Cơ quan thống kê Philippines đã công bố kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2024. Theo đó, tăng trưởng GDP Philippines năm 2024 ước đạt 5,6% so với cùng kỳ, thấp hơn mục tiêu đề ra là  6 - 7%. 

Trong đó, các ngành đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung gồm: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy tăng 5,6%; Hoạt động tài chính và bảo hiểm tăng 9%; Xây dựng tăng 10,3%. Bên cạnh đó, lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 5,6% và 6,7% trong năm 2024.

Về phía cầu, số liệu của Cơ quan thống kê Philippines cho hay, chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình (HFCE) tăng 4,8ˆ% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ tăng 7,2%. Về thương mại, xuất khẩu của Philippines trong năm 2024 ghi nhận tăng 3,4% so với cùng kỳ; trong khi đó, nhập khẩu tăng 4,3% trong năm 2024.

Malaysia ở vị trí thứ ba

Ngân hàng Trung ương Malaysia cho biết, nền kinh tế quốc gia này tăng trưởng nhanh hơn dự kiến, đạt mức 5% vào quý IV/2024 nhờ nhu cầu trong nước, hoạt động đầu tư và chi tiêu hộ gia đình tăng trưởng mạnh mẽ.

Kết quả, tăng trưởng cả năm 2024 của Malaysia là 5,1%, phù hợp với phạm vi dự báo của Chính phủ quốc gia này là 4,8% - 5,3%; đồng thời tăng trưởng mạnh so với mức 3,6% đạt được vào năm 2023.

Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương quốc gia này cũng lưu ý, triển vọng tăng trưởng vẫn chịu nhiều rủi ro tiêu cực, chẳng hạn như sự suy thoái kinh tế ở các đối tác thương mại lớn, rủi ro gia tăng về hạn chế thương mại và đầu tư và sản lượng hàng hóa thấp hơn dự kiến.

Indonesia đứng thứ 4

Theo số liệu được Cơ quan thống kê Indonesia, trong quý IV, nền kinh tế Indonesia tăng trưởng 5,02% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý 4 năm 2024, vượt qua ước tính của thị trường là 4,98% và tăng tốc nhanh chóng từ mức tăng chậm nhất trong một năm là 4,95% trong quý 3.

Tiêu dùng tư nhân tăng nhanh hơn một chút (4,98% so với 4,91% trong Quý 3), mặc dù chi tiêu chính phủ ở mức vừa phải (4,17% so với 4,62%) và đầu tư cố định (5,03% so với 5,16%).

Về mặt thương mại, xuất khẩu chậm lại (7,63% so với 8,79%) trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, trong khi nhập khẩu vẫn ổn định (10,36% so với 11,92%).

Về mặt sản xuất, sản lượng khai thác tăng nhanh (3,95% so với 3,46%), sản xuất (4,89% so với 4,72%), truyền thông (7,45% so với 6,82%), thương mại bán buôn và bán lẻ (5,19% so với 4,82%), bất động sản (2,97% so với 2,32%) và giáo dục (2,95% so với 2,56%).

Trong cả năm, nền kinh tế tăng trưởng 5,03%, không đạt mục tiêu chính thức là 5,2% và đánh dấu mức thấp nhất trong ba năm.

Đến năm 2025, mục tiêu tăng trưởng GDP vẫn ở mức 5,2%. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương gần đây đã cắt giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay xuống 4,7% -5,5% từ mức 4,8% -5,6%, với lý do gián đoạn thuế quan của Mỹ.

Thứ 5 là Singapore

Theo Bộ Thương mại Singapore, dù tăng trưởng kinh tế nước này trong quý IV/2024 đạt 4,3%, giảm so với mức 5,4% của quý trước đó song cả năm vẫn vượt dự báo, đạt 4%.

Mức tăng trưởng này đánh dấu sự tăng tốc đáng kể từ 1,1% ghi nhận trong năm 2023, cao hơn mức dự báo 3,5% đưa ra vào tháng 11/2024.

Trong năm 2025, Thủ tướng Lawrence Wong cho rằng căng thẳng địa chính trị như xung đột ở Ukraine và Trung Đông có thể tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Singapore, cùng với áp lực từ chi phí sinh hoạt cao.    

Thái Lan ở vị trí cuối

Nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 2,5% vào năm 2024, tăng tốc từ mức mở rộng 2,0% được điều chỉnh tăng trong năm trước, mặc dù thấp hơn một chút so với mục tiêu chính thức là 2,7%.

Sự tăng trưởng chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng tư nhân (4,4%) và chi tiêu chính phủ (2,5%). Trong khi đó, đầu tư công tăng 4,8%, trong khi đầu tư tư nhân giảm 1,6%. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa tăng 5,8%.

GDP của nước này được dự đoán sẽ tăng trưởng trong khoảng 2,3% đến 3,3% trong năm nay. 

Ngọc Bảo

TS. Nguyễn Tú Anh: 'Tăng trưởng tín dụng 16% nếu tăng trưởng GDP thấp sẽ gia tăng rủi ro nợ xấu'
Theo Chuyên gia Nguyễn Tú Anh, khi chúng ta cố gắng thúc đẩy tín dụng nhưng nếu kinh tế tăng trưởng thấp thì sức ép tăng trưởng cao cũng có thể khiến rủi ro về nợ xấu sẽ gia tăng.