|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vượt sóng COVID-19, Masan Group tiếp tục ghi danh trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất

17:05 | 10/12/2021
Chia sẻ
Tập đoàn Masan vinh dự được ghi nhận trong top 5 doanh nghiệp hoạt động đa ngành có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp Tập đoàn có mặt trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. Bảng xếp hạng do Forbes Việt Nam thực hiện năm 2021.

Để được vinh danh trong danh sách, Tập đoàn Masan và các công ty cần đáp ứng tiêu chuẩn theo phương pháp xếp hạng của Forbes áp dụng trên toàn cầu, có xét đến yếu tố đặc thù của thị trường Việt Nam. 

Forbes Việt Nam đánh giá dữ liệu tính toán trên các tiêu chí: tỉ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2016-2020. Forbes Việt Nam điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị, triển vọng phát triển ngành… 

Ngày 5/11/2009 cổ phiếu MSN chính thức được niêm yết trên sàn CK HOSE với giá niêm yết là 36.000 đồng, giá cuối phiên giao dịch là 43.200 đồng/cổ phiếu. Thời điểm đó, vốn hóa của Masan là 900 triệu USD. Hiện nay, vốn hóa của Masan xấp xỉ 8 tỷ USD và đang tiếp tục tăng trưởng hơn nữa.

Vượt sóng COVID-19, Masan Group tiếp tục ghi danh trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất - Ảnh 1.

Masan có mặt trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam. (Ảnh: MSN).

Xoay trở đạt kết quả kinh doanh hết sức khả quan

Do tác động ủa đại dịch COVID-19, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Forbes, danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm nay ghi nhận kỷ lục mới về tăng trưởng lợi nhuận sau thuế. Theo đó, lợi nhuận sau thuế các công ty trong danh sách đạt 174.510 tỉ đồng, tăng 25,8% so với danh sách công bố năm trước. 

Riêng Masan, trong 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần tập đoàn đạt 64.801 tỷ đồng, tăng trưởng 16,5% so với mức 55.618 tỷ đồng vào cùng kỳ năm trước. Ở hầu hết các kinh doanh, Masan đều ghi nhận tăng trưởng doanh thu hết sức khả quan. 

Cụ thể, Masan Consumer Holdings tăng 14,3%; Masan MEATLife tăng 32,8% và Masan High-Tech Materials tăng 89,3%. Quý III/2021 là quý đầu tiên WinCommerce (trước đây là VinCommerce) có lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông dương sau 7 quý kể từ lúc được Masan mua lại.

Kết quả này là minh chứng cho tính hiệu quả của chiến lược Point of Life đã được Masan giới thiệu trong kỳ Đại hội cổ đông 2021 của tập đoàn. Từ khi được triển khai thử nghiệm vào tháng 6/2021, Mini-mall – mô hình thực tiễn của chiến lược Point of Life ngày càng nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo các khách hàng. 

Nhờ tích hợp nhiều tiện ích trong cùng một địa điểm, mini-mall kết nối toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng vào một nền tảng khách hàng thân thiết, từ nhu yếu phẩm (WinMart+), tài chính (dịch vụ ngân hàng Techcombank), F&B (kiosk Phúc Long) đến chăm sóc sức khỏe (Phano Vmart) và viễn thông di động (mạng Reddi). 

Các cửa hàng thí điểm theo mô hình mini-mall cũng gặt hái các kết quả thành công ban đầu với lưu lượng khách hàng gia tăng và lợi nhuận cải thiện rõ rệt. Trong tháng 9/2021, các cửa hàng WinMart+ có kiosk Phúc Long đang hoạt động có số lượng hóa đơn trung bình/ngày tăng trưởng 16%, giá trị hóa đơn tăng 68% so với tháng trước khi khai trương các kiosk này. 

Tiềm năng phát triển vượt bậc 

Nhờ chiến lược Point of Life, Masan đang ngày càng củng cố vị thế hàng đầu của mình trong lĩnh vực tiêu dùng – bán lẻ. Trong năm 2022, Masan đã vạch ra kế hoạch sơ bộ mở rộng quy mô chuỗi WinMart+ thêm 700 -1.000 điểm bán, nâng tổng số siêu thị mini lên 3.300 – 3.600 điểm trước cuối năm 2022. 

Những thành tích khả quan của mô hình mini-mall cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác bán lẻ truyền thống để Masan thúc đẩy mô hình nhượng quyền mini-mall trong tương lai gần. Song song đó, Tập đoàn cũng dự kiến chuyển đổi ít nhất 50% điểm bán WinMart+ thành các cửa hàng theo mô hình này. 

Tập đoàn cũng đã bắt tay với nhiều đối tác đầy kinh nghiệm quốc tế, để chuẩn bị cho bước phát triển vượt bậc trong tương lai. Nếu thương vụ hợp tác với người khổng lồ thương mại Alibaba (tháng 5/2021) giúp Masan thúc đẩy quá trình tích hợp từ offline đến online, thì khoản đầu tư của SK Group vào The CrownX sẽ giúp Masan đẩy mạnh hơn nữa các kế hoạch trung hạn sắp tới. 

Cụ thể, tập đoàn sẽ gia tăng mức đóng góp của danh mục nhãn hàng riêng, chiếm 20-25% doanh số kênh bán lẻ hiện đại; nắm bắt xu hướng mua sắm nhu yếu phẩm trên kênh online với mục tiêu kênh online đóng góp trên 5% vào tổng doanh thu; phát triển chương trình khách hàng thân thiết và hệ thống thanh toán qua ví di động (mobile wallet). 

Việc sở hữu mạng di động Reddi giúp Masan tăng khả năng tiếp cận chi tiêu tiêu dùng của người Việt lên 80%. Reddi cũng sẽ là nền tảng giúp Masan tăng tốc quá trình số hóa hệ sinh thái tiêu dùng hiện tại, dẫn dắt xu hướng tương lai mới nhờ lợi thế hiểu biết sâu sắc người tiêu dùng thông qua dữ liệu và sức mạnh của nền tảng số đồng thời giúp người tiêu dùng chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày. 

Bích Thu