Trong tháng 11, Mỹ là thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch 51 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng thứ 5 liên tiếp, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng dương.
Tại thị trường Trung Quốc, tôm Việt phải cạnh tranh với những nguồn cung giá rẻ như Ấn Độ, Ecuador và từ chính các nhà chế biến tôm nội địa Trung Quốc.
VASEP dự báo xuất khẩu tôm Việt Nam trong hai tháng cuối năm vẫn chưa thể phục hồi và tăng trưởng dương mặc dù mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.
VASEP nhận định Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp phát triển thị trường đông lạnh nguyên con và tôm giá trị gia tăng, thay vì cạnh tranh với phân khúc tôm tươi nội địa Trung Quốc.
Cục Xuất nhập khẩu dự đoán kim ngạch xuất khẩu tôm trong giai đoạn tới có thể duy trì ổn định khoảng hơn 4 tỷ USD, trong đó thị trường Anh chiếm tỷ trọng 3,6%.
Một trong những nguyên nhân chính khiến Thuỷ sản Minh Phú thua lỗ trong quý III là doanh thu bán hàng giảm cộng với khoản đầu tư vào các công ty nuôi tôm thương phẩm không hiệu quả.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 tăng 23% so với tháng 9/2022, đây cũng là tháng thứ ba liên tiếp xuất khẩu mặt hàng này ghi nhận tăng trưởng dương.
Trong tháng 8, xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong lần lượt tăng trưởng 11% và 32% so với cùng kỳ năm 2022. Với những tín hiệu tích cực này, VASEP kỳ vọng xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay sẽ thu hẹp dần mức giảm.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc trong tháng 5 đạt 78 triệu USD, mức cao nhất kể từ đầu năm nay. VASEP cho rằng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong nửa cuối năm 2023 chưa thể phục hồi mạnh so với năm ngoái nhưng sẽ khả quan hơn so với giai đoạn đầu năm nay.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Sao Ta, cho rằng giá tôm khó có thể giảm thêm và kỳ vọng phục hồi sức cầu khi mùa tiêu thụ cao điểm đang tới sẽ là những trợ lực giúp xuất khẩu tôm tăng tốc vào quý III.