|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

'Vụ mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tôi nghi có điều gì bí ẩn'

15:44 | 06/05/2018
Chia sẻ
Đó là khẳng định của ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khi nói về việc thất lạc bản đồ ở Khu đô thị Thủ Thiêm.
vu mat ban do quy hoach thu thiem toi nghi co dieu gi bi an Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm 1/5.000 được hình thành thế nào
vu mat ban do quy hoach thu thiem toi nghi co dieu gi bi an Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm
vu mat ban do quy hoach thu thiem toi nghi co dieu gi bi an
Ông Bùi Văn Phương, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội.

Trao đổi với BizLIVE sáng 4/5, Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương nói: “Bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm mà mất, tôi nghi ngờ có điều gì ở đây. Theo quy định, bản đồ quy hoạch không thể chỉ có một bản đồ, không chỉ ở một cơ quan quản lý. Vậy mà bây giờ nói mất, không tìm thấy đâu.

Việc này chắc chắn có sự cấu kết chứ không phải ở một chỗ. Hơn nữa, việc ở tất cả các chỗ đều không tìm thấy là câu chuyện không bình thường cần phải điều tra làm rõ một cách nghiêm túc”.

Cùng quan điểm, TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng: Không nên vội vàng nói nó mất, mà cần tìm.

“Đồ án quy hoạch có phần quyết định, thuyết minh và hệ thống các bản vẽ. Vì vậy, cần kiểm tra lại nếu nơi này không có thì nơi khác có hay không vì trong luật đã nói rõ các cơ quan cần lưu trữ”, ông Nghiêm nói.

Theo ông Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội, kèm theo quyết định phê duyệt dự án, nhất là cấp Chính phủ thì phải có đồng bộ đồ án, bao gồm quyết định phê duyệt hồ sơ đồ án, hồ sơ đồ án gồm thuyết minh; trong đó có đồ án quy hoạch bằng lời và bản vẽ. Bản vẽ có cấu trúc đầy đủ từ bản vẽ hiện trạng, bản vẽ quy hoạch, bản vẽ phân đợt… bản vẽ là phần quan trọng được thể hiện theo các yêu cầu kỹ thuật và là một nội dung trong quyết định của Thủ tướng phê duyệt. Vì thế, bản vẽ và thuyết minh là phần không thể thiếu của đồ án quy hoạch.

“Bản đồ quy hoạch đang “thất lạc” là một trong những nội dung của quyết định phê duyệt quy hoạch, rất quan trọng và không thể thiếu, rất dễ tìm chứ không phải khó, vấn đề là tìm ở đâu thôi”, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo do Chính phủ tổ chức chiều 3//5, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, theo quy trình triển khai quy hoạch, Khu đô thị Thủ Thiêm triển khai theo hai bước là quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Quy hoạch chung là bản đồ 1/5.000 và quy hoạch chi tiết là bản đồ 1/2.000, sau đó, cụ thể hoá và phân giới cắm mốc trên thực địa. Quy hoạch sau chính xác hoá quy hoạch trước.

"Đô thị mới Thủ Thiêm được điều chỉnh hai lần, lần đầu tiên là quy hoạch chung năm 1996 và lần thứ hai là điều chỉnh quy hoạch năm 2005. Như vậy ở Thủ Thiêm có nhiều bản đồ", ông Hùng nói.

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, hiện quá trình triển khai dự án, xác định ranh giới, thu hồi mặt bằng là thực hiện trên quy hoạch được phê duyệt năm 2005. Tất cả bản đồ, căn cứ pháp lý từ 2005 như quy hoạch chung, chi tiết, xác định ranh giới hiện vẫn có đầy đủ, và việc triển khai dự án, thu hồi đất là dựa trên cơ sở các bản đồ này.

"Bản đồ thất lạc là bản đồ quy hoạch chung được phê duyệt năm 1996, về pháp lý đã được thay thế bởi quy hoạch chung năm 2005", ông Hùng khẳng định.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đối với việc thất lạc tài liệu, ảnh hưởng như thế nào và trách nhiệm thuộc về ai, liên quan đến triển khai chi tiết của quy hoạch trước ra sao, tất cả sẽ được cơ quan chức năng xem xét làm rõ.

Vạn Xuân

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.