|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vụ công ty tiền ảo bị tố lừa 15.000 tỷ đồng: Gần 200 người gửi đơn tố cáo

22:17 | 13/04/2018
Chia sẻ
Sáng 13/4, một số người đại diện cho hàng ngàn người bị hại đã mang gần 200 lá đơn tố cáo đường dây tiền ảo iFan đến cơ quan điều tra công an quận 1 (TP HCM). Nhiều luật sư cho rằng, cho dù không có nạn nhân tố cáo thì cơ quan chức năng vẫn có thể khởi tố vụ án để điều tra.

vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao ‘Ông trùm’ công ty sau iFan từng dạy người khác làm giàu, tiêu tiền
vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao 3 'miếng bánh vẽ' iFan sử dụng để 'bẫy' người dùng
vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao Vũ Hữu Lợi: Từ đại gia Tuyên Quang bí ẩn đến cú sốc iFan nghìn tỷ

Về vụ công ty Modern Tech bị tố lừa đảo 15 nghìn tỷ đồng, Công an quận 1 (TP HCM) trả lời báo chí cho biết cơ quan này chưa khởi tố vụ án vì lý do chưa có nạn nhân nào trình báo. Tuy nhiên, luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành công ty luật Basico - cho rằng, các cơ quan điều tra có thể khởi tố vụ án để điều tra mà không cần có đơn trình báo của nạn nhân.

Ông phân tích: "Ở đây có dấu hiệu gian dối, chiếm đoạt tài sản vì nhà đầu tư không lấy lại được tiền và số tiền đó rất lớn. Vụ việc này cho thấy có sự cấu kết với mục tiêu chiếm đoạt ngay từ đầu, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Để xác định vụ án hình sự thì có thể dựa vào 2 yếu tố là hậu quả và hành vi. Ở đây, hậu quả lên đến hàng ngàn tỷ đồng là con số cực lớn. Còn nói về hành vi thì theo những thông tin tố giác cho thấy có sự gian dối. Như vậy, về mặt nguyên tắc công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Trong quá trình điều tra, nếu không xác định được tội phạm thì có thể đình chỉ điều tra”.

vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao
Hàng trăm lá đơn của các nhà đầu tư đã gửi đến cơ quan chức năng về tố cáo hệ thống iFan lừa đảo

Cũng theo ông Hải, theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nào phát hành, cung ứng, sử dụng các loại tiền ảo đã là một hành vi trái pháp luật, bất kể là iFan hay đồng tiền ảo nào khác. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 150 – 200 triệu đồng. Với những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự.

Cụ thể, điểm h, Khoản 1, Điều 206, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định: người nào thực hiện hành vi "phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán, sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả" gây thiệt hại cho người khác từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trường hợp gây thiệt hại từ 3 tỉ đồng trở lên thì có thể bị phạt tù đến 20 năm.

"Hình sự là quan hệ giữa Nhà nước với người vi phạm xoay quanh những quy tắc mà Nhà nước đặt ra. Đơn tố giác chỉ là một kênh để dẫn tới quyết định khởi tố hay không. Nếu cơ quan cảnh sát điều tra nhìn nhận, nghi ngờ đó là vụ việc hình sự thì chính họ có thể khởi tố để điều tra", luật sư Hải nhấn mạnh.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn Luật sư TP HCM, cũng đồng tình với ý kiến trên. Theo ông Tuấn, việc công ty Modern Tech không có chức năng đa cấp mà còn phát hành tiền ảo (chưa được công nhận tại Việt Nam) theo dạng đa cấp, huy động nhằm chiếm đoạt tiền như những người dân phản ánh là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân. Còn về các nạn nhân tố cáo đường dây này, luật sư Tuấn cho rằng, một số người cũng bị xem xét như là đồng phạm.

vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao
Những người tham gia vào iFan vừa là nạn nhân vừa là đồng phạm.
vu cong ty tien ao bi to lua 15000 ty dong gan 200 nguoi gui don to cao
Ông Diệp Khắc Cường bị các nhà đầu tư tố là người sáng lập iFan.

“Pháp luật điều chỉnh cả người tổ chức và người tham gia trong hoạt động phi pháp đó (phát hành tiền ảo để kêu gọi đầu tư, chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư). Nghĩa là không chỉ xử lý hình sự với các đối tượng đứng ra tổ chức, mà những người tham gia vào đường dây này, kêu gọi người khác tham gia thì họ vừa là nạn nhân, vừa là đồng phạm với đối tượng cầm đầu. Do đó, hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự chứ không đơn thuần chỉ là nạn nhân của trò lừa đảo”, ông nhận định.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng: “Nếu họ tham gia hoạt động phi pháp thì họ phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ở đây họ tham gia vào công ty kinh doanh hoạt động mà chưa được phép hoạt động tại Việt Nam thì người tham gia có thể hoàn toàn không biết, hoặc lòng tham làm mờ mắt thì cơ quan nhà nước nên nhắc nhở họ, khuyến khích người dân tố giác sớm để có thể truy hồi tài sản sớm hơn. Còn những người tổ chức, những người lừa đảo thì phải truy cứu, xử lý nghiêm, thu hồi tài sản để làm đối tượng khác chùn tay khi họ có ý đồ lừa đảo!”.

Xuân Hinh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.