|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vốn Trung Quốc sẽ tiếp tục dội nhiều vào bất động sản Việt Nam?

14:55 | 24/09/2017
Chia sẻ
Dự báo nhu cầu đầu tư vào bất động sản nước ngoài của các nhà đầu tư châu Á rất mạnh mẽ và bền vững trong tương lai gần, trong đó có vốn Trung Quốc đầu tư vào bất động sản Việt Nam.

Theo phân tích mới nhất của Công ty CBRE, bất động sản quốc tế tiếp tục là một loại tài sản hấp dẫn các nhà đầu tư, khi đầu tư ra nước ngoài của châu Á vào lĩnh vực này tăng đáng kể so với năm trước trong nửa đầu năm 2017.

Bất động sản tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư

Theo ước tính của CBRE, khoảng 45,2 tỷ USD vốn đầu tư ra nước ngoài của châu Á đã được đầu tư trực tiếp vào tài sản quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2017, tăng 98,4% so với 22,8 tỷ USD đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Sức mạnh trong đầu tư ra nước ngoài của châu Á chủ yếu do sự ưa thích của các nhà đầu tư đối với các giao dịch mua bán lớn trong lĩnh vực bất động sản toàn cầu.

von trung quoc se tiep tuc doi nhieu vao bat dong san viet nam 32717

Thị trường BĐS Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài (ảnh minh họa: KT)

Ông Tom Moffat, Giám đốc điều hành Thị trường nguồn vốn, CBRE Châu Á chia sẻ: “Nhu cầu đầu tư vào bất động sản nước ngoài của các nhà đầu tư châu Á rất mạnh mẽ và bền vững trong tương lai gần. Tuy nhiên, loại hình giao dịch, đa dạng địa lý và danh mục đầu tư là những phần có sự thay đổi rõ nét nhất trong năm 2017.

Theo CBRE, văn phòng và logistic là những ngành hấp dẫn nhất của ngành bất động sản thương mại đối với các nhà đầu tư Châu Á, chiếm 44% và 34% tổng vốn cam kết trong nửa đầu năm. Khu dân cư (7%), khách sạn (7%), bán lẻ (6%) và các hạng mục đặc biệt như viện dưỡng lão (2%) vẫn là những hạng mục đầu tư thích hợp trên toàn cầu.

Đặc biệt, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất nhất nhờ vào một nhóm các nhà đầu tư mới tích cực hơn trong 6 tháng đầu năm mặc cho nhiều quy định siết chặt. Các công ty bất động sản ở Trung Quốc và các tập đoàn cũng là những đơn vị mua bất động sản bất động sản nước ngoài đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2017.

"Tác động của vốn Trung Quốc vào các thị trường bất động sản chính trên thế giới sẽ còn tiếp tục trong một thời gian"-Robert Fong, Giám đốc Nghiên cứu, CBRE Châu Á Thái Bình Dương, nhận định.

FDI từ Trung Quốc vào BĐS Việt Nam có thể tăng

Đối với thị trường Việt Nam, số liệu cập nhật của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2017, nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục dội vốn FDI khá nhiều vào nước ta, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Lũy kế đến tháng 8/2017, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI vào Việt Nam, với 51 tỷ USD.

Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2017, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần vào thị trường Việt Nam là 23,36 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, riêng nhà đầu tư Trung Quốc đứng thứ 4 trong số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta (sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore).

Đóng góp vào vị trí thứ 4 này, Trung Quốc có 176 dự án cấp mới, 45 dự án tăng vốn, 516 lượt góp vốn mua cổ phần. Tổng số vốn 8 tháng là 1,7 tỷ USD.

Theo phân tích của Cục Đầu tư nước ngoài, ngay từ hết quý I năm nay, Trung Quốc đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản ở Việt Nam, với

24 dự án, đạt 631,2 triệu USD (chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam).

Các dự án của Trung Quốc chủ yếu đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.318 dự án, tổng vốn đầu tư là 7,45 tỷ USD (chiếm hơn 66,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam). 18,4% tổng vốn đầu tư đăng ký theo hình thức hợp đồng BOT,BT,BTO. Còn lại khoảng 15% tổng vốn đầu tư đăng ký là theo hình thức liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty cổ phần.

Trong số 63 tỉnh, thành phố, đầu tư của Trung Quốc đã hiện diện tại 54 địa phương.

Một điểm đáng lưu ý là số vốn Trung Quốc đổ vào Việt Nam trung mỗi dự án không nhiều, tiếp tục gia tăng về số dự án nhưng giảm về vốn. Nếu như quý I/2017 quy mô vốn bình quân mỗi dự án 6,9 triệu USD (trong khi đó mức trung bình của các dự án nước ngoài tại Việt Nam thời điểm đó khoảng 13 triệu USD/dự án).

Lũy kế đến tháng 8/2017, Trung Quốc có 1.727 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực, với tổng vốn hơn 11,9 tỷ USD, trung bình 6,8 triệu USD/dự án.

Mặc dù vậy, với chính sách cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam cởi mở hơn, tiềm năng sinh lời của bất động sản Việt Nam đang được đánh giá hấp dẫn hơn nhiều thị trường khác lân cận...

Theo khảo sát của CBRE về Mục tiêu của các nhà đầu tư Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2016 và 2017, yếu tố chính thu hút đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận cho thuê tốt thay vì kỳ vọng tăng giá trị tài sản. Lợi suất đầu tư cho các tòa nhà văn phòng có vị trí đắc địa tại TP.HCM và Hà Nội đang ở mức cao nhất trong 10 năm qua, cao hơn 3-4% so với lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và cao nhất trong số 21 thành phố trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Khảo sát mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường JLL cũng nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản tại Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm ghi nhận sự gia tăng một số thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) của các đối tác Trung Quốc. Chẳng hạn các thương vụ của VinaCapital, Công ty Tín Nghĩa với China Fortune Land Development (CFLD).

JLL dự báo có hàng trăm triệu USD đang chờ để đổ vào thị trường bất động sản Việt Nam ở các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp, trong đó có vốn của Trung Quốc. JLL dự báo các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục sôi động trong thời gian tới, đặc biệt trong thị trường nhà ở.

Với xu thế đó, cùng với đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư Trung Quốc đang nhắm nhiều hơn vào bất động sản, có thể dòng vốn từ quốc gia này vào thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tăng trong thời gian tới.

von trung quoc se tiep tuc doi nhieu vao bat dong san viet nam 32717 Đông Nam Á - điểm dừng tiếp theo của nguồn vốn Trung Quốc

Từ những năm 1980, Đông Nam Á nhận nguồn đầu tư chính từ Nhật Bản, nhưng hiện tại khu vực đã tìm được nguồn tài ...

von trung quoc se tiep tuc doi nhieu vao bat dong san viet nam 32717 Lý do nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng thầu tại Việt Nam

Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay, Bộ ...

von trung quoc se tiep tuc doi nhieu vao bat dong san viet nam 32717 Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vay Trung Quốc thêm 250 triệu USD

Hiệp định vay ưu đãi Chính phủ khoản vay bổ sung cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông vừa được ...

Xuân Thân

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.