|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE năm Kỷ Hợi trong khi tự doanh CTCK rút ròng, triển vọng nào cho năm Canh Tý?

07:02 | 31/01/2020
Chia sẻ
Trong năm Kỷ Hợi, trái chiều khối ngoại, tự doanh CTCK bán ròng 424 tỉ đồng. Họ Vingroup là tâm điểm mua bán toàn thị trường khi khối ngoại gom 5.465 tỉ đồng cổ phiếu VIC và bộ phận tự doanh ghi nhận 6.800 tỉ đồng giá trị mua - bán mã VHM.

Khối tự doanh bán ròng 424 tỉ đồng năm Kỷ Hợi, giao dịch 6.800 tỉ đồng cổ phiếu VHM

Thống kê giao dịch trong năm Kỷ Hợi (5/2/2019 - 24/1/2020 theo Dương Lịch) từ FiinPro, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán bán ròng hơn 424 tỉ đồng với khối lượng 22,25 triệu đơn vị. 

Cụ thể, giá trị mua trong năm âm lịch vừa qua của khối tự doanh đạt 2.619 tỉ đồng và giá trị bán đạt 3.043 tỉ đồng.

Kết thúc năm Kỷ Hợi, dòng vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE, tâm điểm giao dịch cổ phiếu họ Vingroup - Ảnh 1.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Về giá trị giao dịch cụ thể của Top10 cổ phiếu trong năm, khối tự doanh tập trung mua bán mã VHM của Vinhomes với giá trị mua và bán tương ứng là 3.117 tỉ đồng và 3.725 tỉ đồng.

Trong năm 2019, Vinhomes đã chi ra gần 5.500 tỉ đồng để mua vào 60 triệu cổ phiếu VHM làm cổ phiếu quĩ, tương ứng 1,79% vốn điều lệ. Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Vinhomes giảm từ gần 3,35 tỉ đơn vị xuống còn 3,29 tỉ đơn vị.

Cùng chiều mua vào, khối này còn tập trung tìm đến hai mã gồm MSN (2.185 tỉ đồng) và VIC (2.100 tỉ đồng). Một trong những thương vụ sáp nhập đáng chú ý nhất năm vừa qua là Tập đoàn Vingroup chuyển giao VinCommerce và VinEco cho Tập đoàn Masan.

Kết thúc năm Kỷ Hợi, dòng vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE, tâm điểm giao dịch cổ phiếu họ Vingroup - Ảnh 2.

Ảnh: Ánh Hường

Cụ thể, theo nội dung thỏa thuận giữa hai Tập đoàn, CTCP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), CTCP Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ.

Vingroup hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của công ty mới sau sáp nhập. Tập đoàn Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động với Vingroup là cổ đông.

Theo sau đó, cổ phiếu MBB ghi nhận giá trị mua 1.864 tỉ đồng trong năm, HPG (1.649 tỉ đồng), MWG (1.537 tỉ đồng), VNM (1.502 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối tự doanh còn mua vào 1.389 tỉ đồng cổ phiếu TCB và 1.222 tỉ đồng cổ phiếu FPT.

Tại giao dịch cổ phiếu, ngoài VHM, mã chịu áp lực bán ra mạnh từ khối tự doanh còn có MWG với giá trị 1.767 tỉ đồng. Kế đến, bộ phận tự doanh rút ròng khỏi cổ phiếu MBB (1.723 tỉ đồng), HPG (1.552 tỉ đồng), VIC (1.380 tỉ đồng).

Trong top bán ra còn có một số mã khác như TCB (1.285 tỉ đồng), VNM (1.251 tỉ đồng), FPT (1.147 tỉ đồng) và MSN (1.117 tỉ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, khối tự doanh chủ yếu xả 2.466 tỉ đồng. Trong đó, giá trị bán ra và mua vào chứng chỉ này lần lượt đạt 4.001 tỉ đồng và 1.535 tỉ đồng.

Ngược lại trên HOSE, khối ngoại gom 7.450 tỉ đồng, cổ phiếu VIC hút tiền

Về giao dịch khối khoại, năm Kỷ Hợi ghi nhận một năm tích cực của dòng vốn ngoại chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Đáng chú ý, tính riêng trên sàn HOSE, NĐT nước ngoài gom gần 7.450 tỉ đồng nhưng bán ròng khối lượng 85,4 triệu đơn vị.

Tổng giá trị giao dịch trong năm của khối ngoại đạt 292.102 tỉ đồng, trong đó, tổ chức nước ngoài giao dịch 283.436 tỉ đồng và NĐT cá nhân nước ngoài giao dịch 8.666 tỉ đồng.

Kết thúc năm Kỷ Hợi, dòng vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE, tâm điểm giao dịch cổ phiếu họ Vingroup - Ảnh 3.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Top10 mã được khối ngoại mua ròng tron năm Kỷ Hợi, cổ phiếu VIC dẫn đầu với giá trị lên tới 5.465 tỉ đồng. Cùng với đó, hoạt động mua ròng của khối ngoại diễn ra mạnh mẽ tại chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (2.475 tỉ đồng), cổ phiếu PLX (2.217 tỉ đồng) và MSN (1.576 tỉ đồng). 

Cổ phiếu ghi nhận giá trị mua ròng trên 1.000 tỉ đồng trong năm vừa qua còn có VCB và VRE với giá trị tương ứng 1.241 tỉ đồng và 1.026 tỉ đồng. Mặt khác, NĐT nước ngoài mua ròng dưới 1.000 tỉ đồng cổ phiếu PGD (966 tỉ đồng), BID (630 tỉ đồng), MWG (591 tỉ đồng) và AST (507 tỉ đồng).

Top10 cổ phiếu bị khối này bán ròng ghi nhận ba mã nổi bật với giá trị trên nghìn tỉ gồm VJC (2.072 tỉ đồng)l, VHM (1.511 tỉ đồng) và VNM (1.510 tỉ đồng). Bên cạnh đó, áp lực thoái ròng của khối ngoại tập trung tại cổ phiếu HDB (979 tỉ đồng), POW (535 tỉ đồng) và SBT (527 tỉ đồng).

Lọt top bán ròng trong năm Kỷ Hợi còn có cổ phiếu NBB ghi nhận giá trị (469 tỉ đồng) DHG (439 tỉ đồng), TEG (407 tỉ đồng) và HBC (370 tỉ đồng).

NĐT nước ngoài rút ròng 987 tỉ đồng trên sàn HNX

Trong khi đó, trên sàn HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 987 tỉ đồng với khối lượng 48,8 triệu cổ phiếu. Giá trị bán ra và mua vào của khối ngoại trên sàn này là 4.455 tỉ đồng và 3.467 tỉ đồng.

Kết thúc năm Kỷ Hợi, dòng vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE, tâm điểm giao dịch cổ phiếu họ Vingroup - Ảnh 4.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Tại phía bán ròng, khối ngoại bán ròng nghìn tỉ duy nhất cổ phiếu VGC (1.147 tỉ đồng). Bên cạnh đó, NĐT nước ngoài xả mạnh mã NET (208 tỉ đồng), CEO (149 tỉ đồng) và SHS (101 tỉ đồng).

Ghi nhận giá trị bán ròng lọt top trong năm vừa qua còn có cổ phiếu NTP (89 tỉ đồng), ACB (84 tỉ đồng), TNG (66 tỉ đồng), PVS (65 tỉ đồng), kế đến là NDN (61 tỉ đồng) và VCS (53 tỉ đồng).

Ngược lại, tại phía mua ròng, NĐT nước ngoài tập trung gom cổ phiếu PVI (533 tỉ đồng) và CDN (402 tỉ đồng). Dòng vốn ngoại cũng đổ vào các mã khác như NVB (180 tỉ đồng) và SHB (113 tỉ đồng). Cổ phiếu ghi nhận giá trị mua ròng dưới trăm tỉ như DGC, TIG, IDV, AMV, SLS và BAX.

Tại UPCoM, khối ngoại mua ròng nghìn tỉ cổ phiếu QNS và MPC

Thống kê giao dịch khối ngoại trên thị trường UPCoM, cổ phiếu QNS dẫn đầu chiều mua ròng trong năm Kỷ Hợi với giá trị 628 tỉ đồng, kế đến là MPC và VTP lần lượt được khối này mua ròng 471 tỉ đồng và 369 tỉ đồng.

Cùng chiều, NĐT nước ngoài gom trên trăm tỉ đồng các mã gồm ACV (161 tỉ đồng), HVN (132 tỉ đồng) và HFT (120 tỉ đồng). Mặt khác, dòng vốn ngoại tìm đến cổ phiếu VEA (63 tỉ đồng), NTC (54 tỉ đồng) và GVR (52 tỉ đồng).

Kết thúc năm Kỷ Hợi, dòng vốn ngoại đổ 7.450 tỉ đồng vào sàn HOSE, tâm điểm giao dịch cổ phiếu họ Vingroup - Ảnh 5.

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ FiinPro

Diễn biến trái chiều, cổ phiếu chịu áp lực xả mạnh nhất từ khối ngoại là IDC với giá trị 632 tỉ đồng. Ngoài ra, cổ phiếu còn lại trên UPCoM đạt giá trị bán ròng trên trăm tỉ đồng là BSR (268 tỉ đồng).

Hoạt động bán ròng của khối ngoại áp đảo tại một số mã khác như LPB (34 tỉ đồng), SDI (26 tỉ đồng), HND, STT, VLC, C21 và SAS.

Ánh Hường

TOP 10 ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động cao nhất quý I/2024
Không phải quán quân lợi nhuận Vietcombank, mà VietinBank, nhà băng lãi cao thứ 4, mới dẫn đầu về tổng thu nhập hoạt động trong quý I/2024.