Chuyên gia Đinh Tuấn Minh lo ngại dòng vốn FDI trong giai đoạn tới sẽ hạn chế. Do đó, để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%, chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư sẽ trở nên rất cần thiết.
Theo công bố của Bộ phận nghiên cứu ngân hàng HSBC, giải ngân vốn FDI của Việt Nam đạt kỷ lục trong năm 2016 với 15,8 tỷ USD. Trong khi đó, GDP tăng trưởng đạt đến 6,2%, vượt mức kỳ vọng của ngân hàng này.
Năm 2016, kinh tế Việt Nam ấn tượng với những con số kỷ lục về giải ngân vốn FDI, dự trữ ngoại hối, số doanh nghiệp thành lập mới, lượng khách quốc tế và số lượng FTA đã và đang thực hiện, kim ngạch xuất khẩu ....
Mặc dù những biến động kinh tế - chính trị thế giới phức tạp diễn ra trong năm 2016 được cho sẽ ảnh hưởng tới đầu tư toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhưng đây lại là năm giải ngân FDI của Việt Nam đạt kỷ lục với 15,8 tỷ USD vốn thực hiện.
Ngày 30.12, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết năm 2017, TP sẽ dung nhiều chính sách mở để hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển thành phố.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11/2016, cả nước có 324 Khu công nghiệp (KCN) được thành lập gồm 44 KCN đầu tư nước ngoài và 280 KCN đầu tư trong nước. Tổng diện tích đất tự nhiên là 91,8 nghìn ha.
Việt Nam dự báo lượng vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân trong năm 2016 sẽ đạt kỷ lục. Kết quả này có được là nhờ việc các công ty lớn như Samsung Electronics Co. và LG Electronics Inc. chuyển nhà máy sản xuất tới đây. - Thời sự - NDH.vn
Ông Claudio Dordi, chuyên gia Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP) cho rằng, hiện là thời điểm thích hợp để đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm tại Việt Nam. Theo ông, hơn 90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam là xuất thô, nên giá trị gia tăng còn rất thấp.
Theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết cuối tháng 10/2016, Việt Nam đã nhận 17,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hàn Quốc là quốc gia rót vốn đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất.
Tại cuộc họp báo định kỳ thông tin về tình hình hoạt động các khu chế xuất, khu công nghiệp (KCX-KCN) trên địa bàn TP.HCM ngày 11-10, Ban Quản lý KCX-KCN (Hepza) cho biết, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào các các KCX-KCN bị sụt giảm mạnh trong 9 tháng năm 2016.
FDI vào các thiên đường trốn thuế đã tăng 4 lần từ năm 2001, nguồn vốn đổ vào tăng nhanh gấp 2 lần GDP toàn cầu. Tại Việt Nam, 50% vốn FDI thông qua các thiên đường thuế như Hồng Kong, Singapore, quần đảo Virgin...
Số liệu mới nhất từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng đầu năm 2016 đạt 16,43 tỷ USD, bằng 95,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.