|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Vỡ nợ doanh nghiệp tăng mạnh tại Mỹ và Trung Quốc

11:27 | 15/12/2020
Chia sẻ
Theo dữ liệu của S&P Global, các vụ vỡ nợ ở Mỹ vào năm 2020 đã tăng 80%, trong khi các vụ vỡ nợ ở châu Âu tăng 2,8 lần và tỷ lệ vỡ nợ ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, tăng 30%.

Tờ Nikkei Asia Review dẫn số liệu do S&P Global công bố, có đến 223 công ty đã vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020, gấp đôi con số năm 2019.

Vỡ nợ doanh nghiệp tăng mạnh tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc - Ảnh 1.

Có 223 công ty đã vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020, gấp đôi con số vỡ nợ năm 2019. (Nguồn: S&P Global).

Cụ thể, theo dữ liệu do S&P Global tổng hợp các công ty được xếp hạng tín nhiệm, các vụ vỡ nợ ở Mỹ vào năm 2020 đã tăng 80% so với năm trước lên con số 143, trong khi các vụ vỡ nợ ở châu Âu tăng 2,8 lần lên 42 và tỷ lệ vỡ nợ ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, tăng 30% lên 28 vụ.

Mặc dù tổng số vụ vỡ nợ vẫn thấp hơn năm 2009, nhưng tỷ lệ vỡ nợ lần đầu tiên đã vượt quá 5% kể từ năm 2010.

Số liệu của S&P Global cho thấy, dù lãi suất đang ở mức thấp nhất trong lịch sử nhưng số lượng các công ty bị vỡ nợ vẫn không ngừng gia tăng do số lượng các công ty vay nợ tại Mỹ và châu Âu tăng đáng kể trong những năm qua.

Ngoài ra, các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp cũng đang lan rộng ở Trung Quốc. Kể từ tháng 11, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp bị hoãn hoặc hủy bỏ là hơn 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 30,5 tỷ USD).

Tuy nhiên, S&P Global cho rằng sự xáo trộn trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu chỉ giới hạn ở một vài quốc gia. Các chính sách tài khóa và biện pháp nới lỏng trên diện rộng mà các nước đã áp dụng kể từ tháng 3 đã giúp giữ lãi suất ở mức thấp.

Tính chung toàn cầu, trong số 223 vụ vỡ nợ,  ngành năng lượng và hàng tiêu dùng chiếm tỷ lệ lớn.

Vỡ nợ doanh nghiệp tăng mạnh tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc - Ảnh 2.

Số công ty vỡ nợ phân theo ngành. (Nguồn: S&P Global).

Theo Nikkei, tại Mỹ, cửa hàng bách hóa J.C. Penney đã phá sản. Trong khi đó ở Anh, Tập đoàn thời trang Arcadia điều hành công ty may mặc Topshop cũng đã đóng cửa từ tháng 11. Hay ở Trung Quốc đã có một số vụ vỡ nợ của các công ty quốc doanh, trong đó có cả nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup.

Báo cáo của S&P Global cho biết, một trong những nguyên nhân khiến các vụ vỡ nợ gia tăng là do nợ vay của công ty đang tăng vọt.

Dữ liệu của QUICK-Factset cho 34.000 công ty niêm yết trên toàn thế giới không bao gồm lĩnh vực ngân hàng cho thấy trong năm tài chính 2020, tỷ lệ các công ty phải trả lãi nhiều hơn cho khoản nợ so với mức thu nhập trước lãi vay và thuế trong ba năm liên tiếp là 26,5%, đây là con số cao kỷ lục kể từ năm 2010.

Tuy nhiên, báo cáo của S&P Global chỉ ra rằng, nếu một quốc gia tiếp tục hỗ trợ các công ty sử dụng nợ vay ở mức cao quá mức cần thiết thì các công ty đó sẽ trở thành gánh nặng chung cho nền kinh tế.

S&P Global nhận định: "Trọng tâm trong nửa cuối năm 2021 có thể sẽ chuyển sang việc giảm dần các hỗ trợ tài chính bất thường". Chính phủ và các ngân hàng trung ương cần tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng vẫn cần khuyến khích cơ cấu lại nền kinh tế cũng như các ngành công nghiệp.




Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Hằng