Phục hồi mong manh, Trung Quốc dự đoán nguy cơ vỡ nợ vào cuối năm
Theo Bloomberg, nền kinh tế Trung Quốc hồi phục đủ để cắt giảm các gói hỗ trợ tài chính nhưng còn quá yếu để các nhà hoạch định chính sách giải cứu được những con nợ đang rơi vào thảm cảnh.
Ảo tưởng về tình trạng vỡ nợ được cải thiện
Một số nhà quản lí quĩ tin chắc rằng nợ trong nước sẽ đạt mức kỉ lục trong năm nay. Các khoản nợ trễ hạn đã bắt đầu tăng lên sau quí II/2020. Áp lực cũng sẽ đè nặng lên vai người đi vay khi 3.650 tỷ NDT (tương đương 529 tỉ USD) trái phiếu đáo hạn vào cuối năm.
Rất ít người nhìn thấy cuộc khủng hoảng đang âm thầm diễn ra, nhưng những chuyên gia về nợ tại SC Lowy và Adamas Asset đang ngày càng cân nhắc khi lựa chọn đầu tư tại Trung Quốc. Họ cho rằng trạng thái yên ổn trên thị trường tín dụng địa phương sẽ khó kéo dài.
Các chuyên gia cho biết, các công ty tư nhân, doanh nghiệp thuộc sở hữu của chính quyền địa phương, công ty bất động sản bị xếp hạng thấp sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn do chi phí vay tăng cao và việc tái cấp vốn đang trở nên khó khăn hơn.
Theo Bloomberg, các vụ vỡ nợ cục bộ tại Trung Quốc rất hiếm gặp, nhưng đại dịch COVID-19 đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc vào tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ trong quí I/2020.
Trong nửa đầu năm nay, các khoản vay trả muộn đã giảm 17% xuống còn 49 tỉ NDT (7 tỉ USD). Một phần do chính phủ khuyến khích tái cấp vốn, chấp nhận trì hoãn thanh toán và một số biện pháp khác như hoán đổi trái phiếu lấy trái phiếu mới có kì hạn dài hơn.
Nhà chức trách bắt đầu giảm tập trung vào mục tiêu tránh vỡ nợ khi số ca mắc COVID-19 mới giảm dần và nền kinh tế từng bước phục hồi.
Các công ty Trung Quốc đã phải gia hạn thêm 10,4 tỉ NDT vào tháng 7 vừa qua, và một khoảng tương đương cũng được gia hạn vào tháng 8.
Gallimore, người đứng đầu phòng chiến lược tín dụng tại Australia & New Zealand Banking Group khẳng định: "Chúng ta đã ảo tưởng rằng tình trạng vỡ nợ trong năm nay sẽ được cải thiện. Nhưng khi quan sát kĩ, bức tranh này không màu hồng như vậy".
"Chúng ta đã ảo tưởng rằng tình trạng vỡ nợ trong năm nay sẽ được cải thiện. Nhưng khi quan sát kĩ, bức tranh này không màu hồng như vậy".
Gallimore, trưởng phòng chiến lược tín dụng tại Australia & New Zealand Banking Group
Nợ chồng chất, nguy cơ vỡ nợ đè nặng
Gallimore dự đoán thị trường trái phiếu trong nước của Trung Quốc sẽ bắt kịp xu hướng nước ngoài, nơi các khoản nợ bằng USD vỡ nợ đã vượt quá 55% tổng số nợ năm ngoái.
Ông Gallimore chia sẻ thêm, những công ty bất động sản và các doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu áp lực lớn, vốn là những con nợ có tỉ lệ nợ lớn trong đợt phát hành trái phiếu lợi suất cao tại Trung Quốc.
Các nhà phát triển bất động sản tại quốc gia đông dân nhất này phải tái cấp vốn hoặc trả 199,3 tỉ nhân dân tệ khoản nợ trong nước và 12,3 tỉ USD trái phiếu ra nước ngoài trước cuối năm nay, theo Bloomberg.
Do đó họ phải tìm thêm nguồn tiền mặt đồng thời phải tuân thủ hướng dẫn đã được đưa ra nhằm hạn chế qui mô phát hành trái phiếu của các công ty bất động sản trên thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc.
Ngay cả khi các nhà chức trách ngày càng khoan dung hơn đối với các vụ vỡ nợ, thì các công ty cũng không thể tắt hoàn toàn các "vòi cấp tín dụng".
Vào ngày 17/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bổ sung 700 tỉ NDT tài trợ một năm thông qua cơ sở cho vay trung hạn (mức này nhiều hơn mức bù đắp cho các kì hạn sắp tới).
Theo Soo Cheon Lee, Giám đốc đầu tư tại SC Lowy, một tập đoàn quản lí tài sản và ngân hàng toàn cầu tại Hong Kong, các công ty nhỏ và những người đi vay đang gặp căng thẳng về vật liệu hoặc rủi ro ngành, nhất là các hãng hàng không và khách sạn vẫn sẽ chịu áp lực lớn.
Ít nhất 10 công ty lớn ở Trung Quốc cho biết sẽ phải đối mặt với thời hạn thanh toán nợ trong vòng 8 tháng tới sau khi được chấp nhận lùi thời gian thanh toán vì đại dịch COVID-19.
Đồng thời, hơn 83 công ty có 46,3 tỉ USD trái phiếu đang lưu hành cũng phải đối mặt với rủi ro không đáp ứng nghĩa vụ trả nợ.
Các công ty thuộc sở hữu chính quyền địa phương cũng đang chồng chất nợ. Họ đã bán ra 361,1 tỉ USD trái phiếu trong và ngoài nước kể từ đầu năm đến nay. Bắc Kinh, Hà Bắc và Phúc Kiến là những điểm nóng của tình trạng vỡ nợ cục bộ.
"Chúng tôi cho rằng thanh khoản trên thị trường tín dụng vẫn còn, nhưng cần lưu ý rằng dòng tiền và các yếu tố cơ bản doanh nghiệp vẫn rất yếu. Chúng giống như một bãi mìn vậy", Soo Cheon Lee, Giám đốc đầu tư tại SC Lowy, nhận xét.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/