|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vincom Retail sáp nhập hai công ty con tổng vốn hơn 6.000 tỷ

17:37 | 18/06/2021
Chia sẻ
Hai công ty con của Vincom Retail đều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Sau sáp nhập, một công ty con sẽ chấm dứt tồn tại.
Vincom Retail sáp nhập hai công ty con tổng vốn hơn 6.000 tỷ - Ảnh 1.

Một trung tâm thương mại của Vincom Retail tại khu đô thị Royal City, quận Thanh Xuân, Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Ngày 14/6 vừa qua, Công ty cổ phần Vincom Retail (Mã: VRE) đã sáp nhập hai công ty con nhằm tái cơ cấu sở hữu nội bộ. Cả hai công ty này đều do Vincom Retail sở hữu 100% vốn điều lệ.

Bên nhận sáp nhập là Công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc, thành lập ngày 5/8/2013, có địa chỉ trụ sở chính ở Khu đô thị Royal City, số 72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Trước sáp nhập, công ty này có vốn điều lệ 5.780 tỷ đồng.

Bên bị sáp nhập là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hà Thành, thành lập ngày 23/10/2018, có trụ sở ở Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, quận Long Biên, Hà Nội. Vốn điều lệ trước sáp nhập là 380 tỷ đồng.

Ngành nghề hoạt động chính của cả hai doanh nghiệp nói trên đều là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Doanh nghiệp sau sáp nhập có tên là Công ty TNHH Vincom Retail Miền Bắc, có vốn điều lệ 6.160 tỷ đồng. Công ty Hà Thành chấm dứt tồn tại.

Vincom Retail sáp nhập hai công ty con tổng vốn hơn 6.000 tỷ - Ảnh 2.

(TTM = tổng 4 quý gần nhất).

Quý I vừa qua, Vincom Retail ghi nhận doanh thu thuần 8.329 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương giảm 930 tỷ. 

Nguyên nhân là doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ liên quan giảm 1.009 tỷ đồng do ảnh hưởng của COVID-19, doanh thu chuyển nhượng bất động sản tăng 122 tỷ chủ yếu do bàn giao hai dự án nhà phố thương mại lớn là Mỹ Tho và Bạc Liêu. 

Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp giảm tương ứng với doanh thu ghi nhận. Chi phí tài chính tăng 165 tỷ chủ yếu do giải ngân thêm khoản trái phiếu 3.050 tỷ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế giảm 470 tỷ còn 2.382 tỷ đồng, tương đương giảm 16% so với quý I năm trước. 

Đóng cửa phiên 18/6, giá cổ phiếu VRE dừng ở 32.500 đồng/cp, tăng 3,5% so với đầu năm.

Đức Quyền

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.