|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinatex điều chỉnh loại chứng khoán cho cổ đông chiến lược

17:02 | 17/11/2017
Chia sẻ
Mới đây, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) công bố chuyển loại chứng khoán cho cổ đông chiến lược là CTCP Đầu tư và Phát triển VNTEX.
vinatex dieu chinh loai chung khoan cho co dong chien luoc
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) (ảnh minh họa)

Cụ thể, ngày 15/11 vừa qua, Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex, mã: VGT) công bố về việc điều chỉnh loại chứng khoán của cổ đông chiến lược. Trong đó, 70 triệu cổ phiếu VGT tại CTCP Đầu tư và phát triển VNTEX được chuyển đổi từ hạn chế chuyển nhượng sang chứng khoán tự do chuyển nhượng.

Với số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 500 triệu cổ phiếu thì số lượng VNTEX đang nắm giữ tương ứng với 14% vốn tại VGT và hiện là cổ đông chiến lược thứ 2 tại VGT sau Bộ Công thương (đại diện nhà nước) đang nắm giữ trên 50% vốn tại VGT và xếp trên Tập đoàn VinGroup (Mã: VIC) đang nắm giữ 10%.

vinatex dieu chinh loai chung khoan cho co dong chien luoc
Cơ cấu cổ đông tại VGT tính đên tháng 6/2017 (nguồn: Stockbiz.vn)

Được biết kể từ khi chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần đến nay, VGT chưa thực hiện tăng vốn điều lệ và vẫn giữ nguyên mức vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, Vinatex đã đề nghị Thủ tướng xem xét cho thoái toàn bộ phần vốn là 2.675 tỷ đồng tại Tập đoàn cho các cổ đông bên ngoài. Tuy nhiên vẫn chưa quyết định thời điểm thực thi.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/11, giá cổ phiếu VGT tăng nhẹ lên 11.200 đồng/cổ phiếu, tuy nhiên thanh khoản vẫn rất thấp và kéo dài nhiều tháng nay. Tính từ tháng 8 đến nay, cổ phiếu VGT vẫn đi ngang quanh mức giá 11.000 -11.500 đồng/cổ phiếu.

vinatex dieu chinh loai chung khoan cho co dong chien luoc
Diễn biến giá cổ phiếu VGT từ tháng 8 đến nay (nguồn: VNDirect)

Sơn Tùng

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).