|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vinatex ‘chôn vốn’ tại 12 doanh nghiệp, nguy cơ không bảo toàn được vốn nhà nước

08:53 | 18/03/2018
Chia sẻ
Theo báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), hiện đơn vị còn 12 khoản đầu tư cần thoái vốn. Tuy nhiên, các khoản đầu tư này lại nằm tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn nhà nước hoặc không có nhà đầu tư đăng ký đấu giá.
vinatex chon von tai 12 doanh nghiep nguy co khong bao toan duoc von nha nuoc Vinatex điều chỉnh loại chứng khoán cho cổ đông chiến lược
vinatex chon von tai 12 doanh nghiep nguy co khong bao toan duoc von nha nuoc Nhà đầu tư 'ngó lơ' dù Vinatex duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong quý III
vinatex chon von tai 12 doanh nghiep nguy co khong bao toan duoc von nha nuoc Vinatex không dễ bán vốn nhà nước
vinatex chon von tai 12 doanh nghiep nguy co khong bao toan duoc von nha nuoc
Ảnh minh họa.

Vinatex cho biết trong giai đoạn 2011 – 2017, tập đoàn đã hoàn thành thoái vốn tại 26 đơn vị với tổng giá trị thu hồi đạt 1.257,9 tỷ đồng. Hiện, tập đoàn đang triển khai việc thoái vốn tại 12 đơn vị, gồm:

Ngân hàng TMCP Nam Việt (nay là Ngân hàng Quốc Dân, phải thoái 6,9 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Hưng – Vinatex (phải thoái 500.000 cổ phần), Công ty Cổ phần TCE Vina Denim (phải thoái 3,2 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư (phải thoái 61.000 cổ phần);

Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo (phải thoái 2,7 triệu cổ phần), Quỹ Đầu tư Việt Nam (còn 0,7 tỷ đồng theo mệnh giá), Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Thắng (phải thoái 576.500 cổ phần), Công ty TNHH Nguyên liệu DMVN (phải thoái 2,9 triệu cổ phần);

Công ty Cổ phần Dệt may Viễn thông Sài Gòn Vina (phải thoái 8,5 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Len Việt Nam (phải thoái 2,7 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Bông Việt Nam (phải thoái 2,75 triệu cổ phần), Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú (phải thoái 550.000 cổ phần).

Theo Vinatex, việc thoái vốn của Vinatex tại 12 đơn vị nêu trên đang gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vinatex Tân Tạo và Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Bình Thắng, tập đoàn đã triển khai đấu giá nhưng không có nhà đầu tư đăng ký, do vậy không thể tổ chức đấu giá được.

Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Hưng, đơn vị này còn không hợp tác cung cấp thông tin để tập đoàn triển khai thoái vốn, do đó việc thoái vốn “khó có khả năng thực hiện”.

Tại Công ty Cổ phần TCE Vina Denim và Công ty Cổ phần Bông Việt Nam, tập đoàn còn phải chờ Bộ Công Thương phê duyệt giá khởi điểm.

Tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay việc thoái vốn của tập đoàn không thuộc đối tượng của Nghị định 91/2015 nên phải thực hiện chuyển nhượng cổ phiếu theo các quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan. Thế nhưng rắc rối là Công ty Tư vân Xây dựng và Dịch vụ Đầu tư lại có vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, do vậy không đủ điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng.

Đối với việc thoái vốn tại Công y Cổ phần Dệt Vĩnh Phú, tập đoàn phải hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng; tại Công ty Cổ phần Len Việt Nam, phải định giá lại theo yêu cầu của Bộ Công Thương; tại Công ty TNHH Nguyên liệu Dệt may Việt Nam, phải lựa chọn thời điểm thuận lợi để triển khai thoái vốn hoặc giải thể doanh nghiệp.

Còn tại Công ty Cổ phần Dệt may Viễn thông Sài Gòn Vina, do đây là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả/hoạt động cầm chừng nên tập đoàn rất khó có thể thu thập đủ tài liệu, lập hồ sơ xin Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận đấu giá công khai.

Đánh giá chung về việc thoái vốn hiện nay, Vinatex nhận định các khoản đầu tư phải thoái đều nằm tại các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả nên khó tìm được nhà đầu tư quan tâm, nếu nhượng bán sẽ khó bảo toàn được vốn nhà nước hoặc không có nhà đầu tư đăng ký đấu giá.

Bên cạnh đó, hiện nay Vinatex đã trở thành công ty cổ phần nên không thuộc đối tượng của Nghị định 91. Việc thoái vốn sẽ không được thực hiện theo các quy định của Quyết định 51 mà phải tuân theo các quy định của Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan.

Tuy nhiên, đa phần các khoản đầu tư này lại không đủ điều kiện để chào bán chứng khoán ra công chúng (do có lỗ phát sinh, vốn điều lệ nhỏ hơn 10 tỷ đồng, không làm báo cáo kiểm toán…). Như vậy, sẽ không đảm bảo tính công khai, minh bạch theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền nếu chào hàng cạnh tranh hoặc bán theo thỏa thuận.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam kiến nghị Bộ Công Thương đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại tập đoàn do lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị rất cạnh tranh, cần tốc độ xử lý để đảm bảo hiệu quả, đồng thời tập đoàn không thuộc đối tượng nhà nước nắm giữ vốn theo Quyết định 58/2016 của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, tập đoàn cũng kiến nghị Bộ Công Thương xem xét có ý kiến đối với Bộ Tài chính cũng như các cơ quan liên quan, cho phép tập đoàn được tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định 91 và Quyết đinh 51 đối với các khoản đầu tư phải thoái vốn còn lại tại Quyết định 320/QĐ-TTg ngày 8/2/2013 của Thủ tướng.

Ngoài ra, tập đoàn cũng mong Bộ Công Thương xem xét có văn bản rả lời Bộ phận đại diện quản lý vốn nhà nước tại tập đoàn về giá khởi điểm để bán đấu giá Công ty Cổ phần TCE Vina Denim và Công ty Cổ phần Bông Việt Nam.

Thụy Khanh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.