|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines: Nợ phải trả giảm hơn 4.400 tỉ trong một quí, đối diện cạnh tranh ngày càng khốc liệt

07:04 | 03/11/2019
Chia sẻ
Vietnam Airlines thời gian qua đã mạnh tay cắt giảm nợ để cân đối lại đòn bẩy tài chính, đồng thời hiện đại hóa và mở rộng qui mô đội bay. Tuy vậy, cạnh tranh gay gắt khiến số ghế tăng thêm không tương xứng với lượng hành khách là một rủi ro cần được lưu ý.
HVN 100 (1)

Vietnam Airlines gần đây đón chiếc tàu bay thứ 100 trong đội bay của mình. Ảnh: Vietnam Airlines.

Nợ phải trả giảm nghìn tỉ

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí III mới công bố, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) có tổng tài sản 79.020 tỉ đồng tại ngày 30/9, giảm 3.370 tỉ đồng (4,1%) so với ngày đầu năm.

Tài sản dài hạn, trong đó có đội tàu bay của Vietnam Airlines, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản với tỉ lệ 73,5%, tương đương 58.049 tỉ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn và tiền mặt chiếm tỉ trọng lần lượt 10,2% và 6,4%.

Chỉ tiêu (Tỉ đồng)Cuối quí III% Tổng tài sảnTăng/giảm
so đầu năm
Tăng/giảm
so cuối quí II
Tài sản ngắn hạn20.97126,5%645-1.794
Tiền và tương đương tiền5.0906,4%1.487-2.965
Đầu tư tài chính ngắn hạn3.8004,8%9241.736
Phải thu ngắn hạn8.04410,2%-1.600-324
Hàng tồn kho3.2844,2%-401-299
Tài sản ngắn hạn khác7521,0%23558
Tài sản dài hạn58.04973,5%-4.016-1.493
Phải thu dài hạn1.9712,5%-46-105
Tài sản cố định hữu hình48.24161,0%-2.785-992
Tài sản dở dang dài hạn3000,4%56-14
Đầu tư tài chính dài hạn2.1022,7%-34-3
Tài sản dài hạn khác5.4366,9%-1.207-379
Tổng cộng tài sản79.020100%-3.370-3.287
Nợ phải trả60.41876,5%-3.300-4.420
Nợ ngắn hạn32.55441,2%383-3.128
Nợ dài hạn27.86435,3%-3.683-1.292
Vốn chủ sở hữu18.60223,5%-701.133

Bên kia bảng cân đối kế toán, giá trị vốn chủ sở hữu cuối quí III là 18.602 tỉ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm dù Tổng công ty lãi sau thuế hàng nghìn tỉ đồng. Một phần nguyên nhân là trong quí II, Tổng công ty chi hơn 1.400 tỉ đồng để trả cổ tức tiền mặt tỉ lệ 10%.

Nợ phải trả tại ngày 30/9 là 60.418 tỉ đồng, chiếm 76,5% tổng nguồn vốn. So với ngày đầu năm, giá trị nợ phải trả của Vietnam Airlines đã giảm 3.300 tỉ đồng

Nếu so với ngày 30/6, nợ phải trả đã giảm 4.420 tỉ đồng, trong đó nợ ngắn hạn bớt đi 3.128 tỉ đồng và nợ dài hạn giảm 1.292 tỉ đồng.

Chi phí lãi vay đi xuống, lợi nhuận cao đột biến

Chi phí lãi vay của Vietnam Airlines trong quí III là 346 tỉ đồng, giảm khoảng 70 tỉ đồng so với cùng kì năm ngoái và khoảng 30 tỉ đồng so với quí II/2019. Tổng chi phí tài chính quí III là gần 752 tỉ đồng, giảm 27% so với cùng kì 2018.

Các khoản chi phí quản lí doanh nghiệp và bán hàng phát sinh lần lượt là 874 và 818 tỉ đồng. Doanh thu thuần trong quí đạt 25.418 tỉ đồng, không thay đổi nhiều so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận gộp ghi nhận 3.308 tỉ đồng, tăng 7% và tương ứng với biên lãi gộp 13%.

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.506 tỉ đồng và 1.132 tỉ đồng, cao gấp rưỡi cùng kì. Nhờ khoản lợi nhuận này, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines thời điểm cuối quí III tăng 1.133 tỉ đồng so với cuối quí II.

Chỉ tiêu (Tỉ đồng)

Quí III/2019

Tăng/giảm so 

với cùng kì

Ba quí đầu 

năm 2019

Tăng/giảm so 

với cùng kì

Doanh thu thuần

25.418

0,2%

75.094

3,0%

Lợi nhuận gộp

3.308

7,1%

9.760

-0,1%

Biên lãi gộp

13,0%

13,0%

Doanh thu HĐ tài chính

299

11,4%

912

1,6%

Chi phí tài chính

752

-26,9%

2.296

-22,1%

Chi phí bán hàng

818

-31,7%

3.602

-5,0%

Chi phí quản lí DN

874

34,4%

2.161

22,1%

Lợi nhuận khác

344

328%

723

132%

Lợi nhuận trước thuế

1.506

163,7%

3.292

35,7%

Lợi nhuận sau thuế

1.132

147,2%

2.513

27,6%

Lợi nhuận sau thuế cty mẹ

1.015

187,7%

2.290

33,6%

Biên lãi ròng

4,5%

3,3%

Kết quả kinh doanh quí III của Vietnam Airlines vượt xa dự báo của một số công ty chứng khoán. Chẳng hạn Chứng khoán HSC cho rằng lợi nhuận trước thuế quí III chỉ khoảng 1.200 tỉ đồng, tăng 110% so với con số 571 tỉ đồng cùng kì. Con số thực tế Tổng công ty đạt được lên tới là 1.506 tỉ đồng.

Kết quả này cải thiện rất nhiều so với quí II khi mà Tổng công ty ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 66 tỉ đồng và thoát lỗ ròng nhờ khoản thu bất thường từ thanh lí tài sản.

Trong một báo cáo phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết Vietnam Airlines vẫn tiếp tục quá trình thay thế đội bay bằng phương thức thuê hoạt động, đồng thời bán đi các máy bay cũ, giúp doanh nghiệp giảm đi áp lực về nợ và chi phí lãi vay.

Tuy nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động ngắn hạn khi chi phí đi thuê sẽ tăng cao. Ngoài ra, máy bay mới với số lượng ghế tăng thêm nhưng không tương đồng với tốc độ tăng trưởng hành khách sẽ làm giảm biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thực hiện nghiệp vụ bán và thuê lại (SLB) từ năm 2016 với những dòng máy bay thân rộng như A350-900 XWB hay Boeing B787 Dreamliner sẽ làm tăng chi phí phí đi thuê trong dài hạn, ảnh hưởng đến biên lãi gộp.

Nói về tác động của giá nhiên liệu, BVSC cho biết giá dầu giảm đã bù đắp cho tác động từ việc giá vé giảm. Trong 9 tháng đầu năm, giá nhiên liệu máy bay A1 jet đã giảm 7,57% so với cùng kì năm trước, xuống còn 67,98 USD/thùng. Nhờ vậy mà Vietnam Airlines vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuận dù giá vé giảm do áp lực của việc tăng đội bay nhanh hơn.

HVN BVSC

Biến động giá vé và giá nhiên liệu. Nguồn: BVSC.

Biên lãi ròng và biên lãi gộp của Vietnam Airlines trong 9 tháng đầu năm nay là 3,3% và 13% trong khi của 9 tháng đầu năm ngoái là 2,7% và 13,4%.

Cạnh tranh thêm khốc liệt

Theo BVSC, sự gia nhập của các hãng hàng không mới có thể sẽ tiếp tục ăn mòn thị phần của Vietnam Airlines. Tháng 1 năm nay, Bamboo Airways – hãng bay thuộc Tập đoàn FLC, chính thức khai thác thương mại.

thi phan hang khong

Thị phần các hãng hàng không Việt NAm. Nguồn: BVSC.

Đến hết tháng 6, Bamboo Airways đã giành được 4,2% thị phần trong khi thị phần của Vietnam Airlines giảm 3,2 điểm phần trăm. Tính cả 9 tháng đầu năm, Bamboo Airways có 5,4% thị phần, Vasco có 1,9%, Vietjet Air nắm 41,2%, nhóm Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có tổng cộng 52,5% thị phần. 

Nếu tính riêng Vietnam Airlines, thị phần đã xuống thấp hơn Vietjet Air.

BVSC đánh giá xu hướng giảm thị phần của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục, có thể xuống dưới 30% trong ba năm tới, khi Bamboo dự kiến nâng đội bay của mình lên 30 chiếc cho đến năm 2023 bao gồm cả các loại tàu thân rộng như Boeing 787. Ngoài khai thác các thị trường trong nước, Bamboo Airways còn dự tính bay thẳng sang Mỹ và châu Âu trong năm 2020.

Bamboo 2 self (13)

Tàu bay A321Neo của Vietnam Airlines ở sân bay Nội Bài. Ảnh: Kiên Dương

Theo Chứng khoán HSC, các đối thủ đang muốn gia nhập ngành như Vietstar Airlines, Vinpearl Air, Vietravel Airlines và KiteAir cũng có thể khiến cho môi trường cạnh tranh trong thời gian tới thêm khốc liệt.

Ngoài ra, do hạn chế về slot cất hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài do có những đối thủ mới tham gia ngành, nên HSC cho rằng Vietnam Airlines sẽ phải chia sẻ slot của mình với các đối thủ cạnh tranh.

Để giảm thiểu tác động tiêu cực, HSC cho rằng Vietnam Airlines sẽ phải sắp xếp lại bản đồ lộ trình, tập trung nhiều hơn vào sân bay Hải Phòng và Cần Thơ để giảm tải ở những sân bay trọng điểm đề cập ở trên.

BVSC đánh giá việc Vietnam Airlines triển khai dịch vụ truyền phát không dây trên các máy bay Airbus A321Neo và dịch vụ internet (WiFi) trên một số chuyến bay bắt đầu từ tháng 10 có thể giúp hãng gia tăng doanh thu hoạt động phụ trợ.

Kiên Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.