|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam xuất siêu 3,6 tỷ USD trong tháng 1

14:09 | 29/01/2023
Chia sẻ
Trong tháng 1, Việt Nam xuất siêu khoảng 3,6 tỷ USD. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,64 tỷ USD.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 của Tổng cục Thống kê (GSO) cho hay theo ước tính của Tổng cục Hải quan ngày 27/1/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1 đều giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do dịp nghỉ Tết nguyên đán nằm trọn trong tháng 1 (Tết Nguyên đán năm 2022 rơi vào tháng 2). 

Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 12/2022 xuất siêu 1,74 tỷ USD; năm 2022 xuất siêu 12,4 tỷ USD; tháng 1/2023 ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,04 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,64 tỷ USD.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3%, so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu giảm 21,3%; nhập khẩu giảm 28,9%). Cán cân thương mại hàng hóa tháng 1/2023 ước tính xuất siêu 3,6 tỷ USD. 

Nguồn: GSO.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 12/2022 đạt 29,03 tỷ USD, thấp hơn 631 triệu USD so với số ước tính.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1/2023 ước đạt 25,08 tỷ USD, giảm 13,6% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 6,44 tỷ USD, giảm 18%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 18,64 tỷ USD, giảm 12%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng Một giảm 21,3%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước giảm 27,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 19%.

Trong tháng 1 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu t1 tỷ USD trở lên, chiếm 66,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu 7 mặt hàng này đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó giảm mạnh nhất là mảng dệt may (giảm 30,7%).

 

 Nguồn: GSO.

 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 12/2022 đạt 27,29 tỷ USD, thấp hơn 1,9 tỷ USD so với số ước tính. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 1 ước đạt 21,48 tỷ USD, giảm 21,3% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,48 tỷ USD, giảm 26,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 14 tỷ USD, giảm 18,1%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Một giảm 28,9%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước giảm 25,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 30,4%.

Trong tháng có 3 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ trọng 37,2% tổng kim ngạch nhập khẩu gồm: điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, phụ tùng khác; điện thoại và linh kiện. 

Xét về tỷ trọng các thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 7,6 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 8,1 tỷ USD.

Tháng 01/2023 xuất siêu sang EU ước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang Nhật Bản 100 triệu USD giảm 65,3%; nhập siêu từ Trung Quốc 3,4 tỷ USD, giảm 52,6%; nhập siêu từ Hàn Quốc 2,5 tỷ USD, giảm 20,9%; nhập siêu từ ASEAN 1,3 tỷ USD, tăng 74,3%. 

 

 

Diệp Bình

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.