|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Việt Nam: Trung tâm fintech của Đông Nam Á

17:54 | 08/11/2018
Chia sẻ
Tăng trưởng kinh tế mạnh của Việt Nam trong vài năm gần đây đã dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế kỹ thuật số. Trong năm 2017, nền kinh tế Việt Nam được xem một một trong những quốc gia tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực. Cụ thể, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,8%, cao hơn cả mục tiêu ban đầu 6,7% và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á.
viet nam trung tam fintech cua dong nam a Tiêu dùng nhanh và Fintech dẫn đầu về nhu cầu tuyển dụng
viet nam trung tam fintech cua dong nam a Ngân hàng số: 'Có Internet, ở vũ trụ cũng mở được tài khoản'
viet nam trung tam fintech cua dong nam a

Trong khi đó, tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và lượng người dùng Internet ngày càng tăng nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số. Hiện nay, Việt Nam có 54% dân số sử dụng Internet và con số này được cho là sẽ tăng thêm trong vài năm tới.

Chính phủ Việt Nam cũng phác thảo kế hoạch để củng cố đà tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số bằng cách đưa ra nhiều sáng kiến khác nhau, Tại sự kiện Thế giới Ngành Thông minh 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ đầu tư vào việc hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia và sự kết nối, đồng thời phát triển ngành thông minh dựa trên công nghệ kỹ thuật số.

Với tiềm năng to lớn trong nền kinh tế kỹ thuật số cộng với triển vọng kinh tế tươi sáng, chẳng có gì bất ngờ khi Việt Nam nhanh chóng trở thành trung tâm cho các start-up fintech (công nghệ tài chính).

Dữ liệu từ Vietnam Briefing cho thấy, 39.580 start up đã bước vào thị trường Việt Nam chỉ trong 4 tháng đầu năm 2017, cao hơn 14% so với quý I/2016. Trong không gian start up, lĩnh vực fintech là điểm thu hút đầu tư nhất, nhận được 129 triệu USD trong năm 2016.

Trong vài năm vừa qua, hệ sinh thái fintech ở Việt Nam đã tiến bộ nhanh chóng. Bức tranh fintech ở Việt Nam cũng khá phong phú, khi các start up ở đây tập trung vào tất cả lĩnh vực của fintech từ cho vay ngang hàng (P2P) và đánh giá tín nhiệm cho tới thanh toán di động và nhiều lĩnh vực khác.

Một lý do tại sao Việt Nam lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho các start-up fintech là do sự hỗ trợ của Chính phủ.

Trong năm 2016, Chính phủ đã thiết lập National Agency for Technology, Entrepreneurship and Commercialisation Development (NATEC). NATEC là một tổ chức dưới quyền của Bộ Khoa học và Công nghệ được lập ra với mục đích cung cấp đào tạo, cố vấn, nuôi dưỡng và đẩy nhanh kinh doanh, và hỗ trơ tài chính cho các start up mới.

Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra kế hoạch thuế đặc biệt cho các start-up với những điều kiện cụ thể. Kế hoạch này sẽ cung cấp các đợt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao hoặc khu vực công nghệ cao.

Mức thuế ưu đãi là 10% trong 15 năm hoặc 17% trong 10 năm, trong khi mức thuế thông thường là 20%.

Hơn nữa, cũng có nhiều chương trình thúc đẩy khác dành cho các start-up ở Việt Nam. Chẳng hạn, Quỹ Tăng tốc Khởi nghiệp Việt Nam (VIISA) đầu tư 6 triệu USD vào các start up để giúp xây dựng các công ty toàn cầu ở Việt Nam.

Sự hỗ trợ từ tổ chức này đã góp phần vào sự phát triển của nhiều công ty fintech Việt Nam. Kết quả là các khoản đầu tư từ mọi nơi trên thế giới đang đổ xô vào các công ty fintech Việt Nam.

Năm ngoái, Korea Investment Partners (KIP) và Mirae Asset Venture Investment được cho là đã đầu tư 10 triệu USD vào công ty phát triển ứng dụng di động Việt Nam, Appota. Khoản đầu tư được sử dụng để Công ty bước sang giai đoạn mới trong nỗ lực chuyển hướng sang fintech.

Ngay cả các công ty fintech toàn cầu như Alibaba cũng đang khai thác lĩnh vực fintech ở Việt Nam. Samsung Pay bước vào thị trường vào tháng 9/2017 sau một thỏa thuận với Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS).

Không lâu sau đó, Alibaba ký một biên bản ghi nhớ (MoU) với NAPAS trong tháng 11/2017 để cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng Alipay khi du lịch tới Việt Nam. Theo thỏa thuận này, trong tương lai, khách du lịch Trung Quốc có khả năng sử dụng Alipay ở Việt Nam thông qua các ngân hàng thành viên của NAPAS và mạng lưới dịch vụ thanh toán trung gian.

Việt Nam đã có bước tiến khá xa, phát triển từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế có bức tranh fintech có lẽ là thú vị nhất trong khu vực. dù vậy, Việt Nam vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng.

Để điều đó xảy ra, Chính phủ Việt Nam cần phải tăng cường hỗ trợ. Chẳng ai đoán định được tương lai, nhưng biết đâu có một ngày chúng ta sẽ thấy Việt Nam trở thành Thung lũng Silicon của khu vực.

Xem thêm

Minh Tuấn

M&A bất động sản một thập kỷ nhìn lại
Trong 10 năm qua, thị trường M&A bất động sản tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động và có sự phát triển đáng chú ý. Các thương vụ M&A chủ yếu tập trung vào các phân khúc văn phòng, công nghiệp, nhà ở và khách sạn tại các thành phố trọng điểm như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.