Việt Nam thuộc top 6 thị trường bán lẻ thu hút nhiều vốn đầu tư nhất
Hàng Nhật, Thái ngày càng 'sống khoẻ' ở Việt Nam | |
Bùng nổ mặt bằng bán lẻ mới tại Việt Nam |
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam tổ chức Diễn đàn Bán lẻ Việt Nam 2017, với chủ đề 10 năm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam và thách thức của tương lai.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, năm 2017, Việt Nam thuộc top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới. Hàng loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng từ Nhật, Pháp, Thái Lan… đầu tư vào Việt Nam khiến thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt. Đây cũng là thời cơ các nhà bán lẻ phải thay đổi, tăng sức cạnh tranh và đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn.
Hiện tỷ lệ bán buôn và bán lẻ Việt Nam chiếm tới 14% GDP cả nước. |
Nhìn lại chặng đường 10 năm qua, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho rằng, có nhiều lo ngại khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, có thể làm sụp đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại của Việt Nam do sự xuất hiện và thâu tóm của các “ông lớn” bán lẻ từ nước ngoài. Tuy nhiên, thực tế cộng đồng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không phụ thuộc mà từng bước thích ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cho đến nay sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều khởi sắc, là một trong những thị trường tiềm năng hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước. Làn sóng mua bán – sáp nhập (M&A) bùng nổ trong vài năm trở lại đây. Điển hình như vụ mua bán – sáp nhập Metro gồm 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu Euro và Big C Việt nam với 32 siêu thị trị giá 1,14 tỷ USD…
Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam |
Hiện tỷ lệ bán buôn và bán lẻ Việt Nam chiếm tới 14% GDP cả nước. Bán lẻ cũng thuộc 1 trong 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất. Thị trường bán lẻ tăng trưởng nhanh chóng. Năm 2010 đạt 88 tỷ USD, đến năm 2016 đạt 158 tỷ USD, vượt xa con số dự báo của nhiều hãng nghiên cứu thị trường nước ngoài. Mặc dù có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển, song thời đại công nghệ 4.0, cùng với thay đổi trong xu hướng tiêu dùng…đặt ra nhiều thách thức cho các nhà bán lẻ Việt Nam.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng: “Chúng ta cần thay đổi ngành bán lẻ hướng tới tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm tính cạnh tranh. Mà muốn thay đổi thì nhất thiết phải có chiến lược cụ thể, thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo và nếu ai chậm chân trong lĩnh vực này sẽ thua và ra khỏi thị trường.
Bên cạnh đó cần áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường đưa hàng Việt ra ASEAN và khắp thế giới. Ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam cũng cần phải tăng tốc thì mới đạt mục tiêu mà Chính phủ đề ra đến năm 2020 chiếm 40% thị trường, hiện nay có lẽ vẫn chưa đạt đến 30%."