|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Việt Nam thuộc nhóm 5 thị trường lớn nhất thế giới của YouTube

10:44 | 25/04/2019
Chia sẻ
Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam là 5 thị trường lớn nhất thế giới của YouTube về lượng thời gian người xem dành cho ứng dụng.
Việt Nam thuộc nhóm 5 thị trường lớn nhất thế giới của YouTube - Ảnh 1.

Việt Nam nằm trong số 5 thị trường lớn nhất của Youtube trên toàn thế giới.

5 thị trường lớn nhất toàn cầu của Youtube, dựa trên thời gian người dùng xem video trên nền tảng, đều thuộc châu Á - Thái Bình Dương, CNBC dẫn lời ông Ajay Vidyasagar, giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Youtube hôm 24/4.

Theo thứ tự bảng chữ cái, những nước này gồm Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam.

Mức tăng trưởng 2 chữ số

"Tất cả 5 thị trường đều có mức tăng trưởng hàng năm cao hai chữ số hoặc trong một vài trường hợp, đạt mức tăng trưởng lên tới ba chữ số", ông Vidysagar cho hay. "Lượng tiêu thụ điện thoại di động ở 5 nước đã bắt đầu thể hiện vai trò của nhân tố thay đổi cục diện".

Vài trong số những thị trường tiêu thụ điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, gồm Ấn Độ và Indonesia, thuộc châu Á. Hơn nữa, tốc độ kết nối mạng Internet di động cao cũng giúp người dùng dễ tiếp cận các nội dung video hơn so với trước đây, khi đa phần người dân xem truyền hình.

Youtube có hơn một tỉ người dùng trên toàn thế giới.

Theo ông Vidyasagar, hai thị trường đầu tiên trên thế giới chuyển từ xem video trên máy tính để bàn sang điện thoại di động là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, những nước khác đang bắt kịp nhanh chóng.

"Trong vài năm qua, những thay đổi chúng ta thấy ở các thị trường như Ấn Độ thực sự đáng kinh ngạc", ông nói. "85% lượng lượt xem tại Ấn Độ diễn ra trên các thiết bị di động. Năm ngoái, chúng tôi nhận thấy mức tăng trưởng ba chữ số rấ cao trên thiết bị di động tại Ấn Độ".

Xu hướng tương tự cũng diễn ra tại Đông Nam Á, ở những thị trường như Thái Lan và Indonesia.

Nội dung xấu trên các nền tảng xã hội

Trong những năm gần đây, các nền tảng xã hội như Youtube đã bị kiểm soát chặt chẽ nhằm theo dõi sự lan truyền của ngôn từ kích động gây thù địch, thông tin sai lệch và các nội dung bị cấm khác.

Tại Ấn Độ, một tòa án đã ra lệnh cho chính phủ cấm ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng của Trung Quốc - TikTok, vì cho rằng ứng dụng khuyến khích nội dung khiêu dâm, theo Reuters.

Gần 300 triệu người dùng tại Ấn Độ đã tải TikTok và lệnh cấm khiến hơn 250 việc làm có nguy cơ bị xóa xổ.

Để tuân thủ quy định về kiểm duyệt nội dung xấu, các công ty như Youtube và mạng xã hội khổng lồ Facebook đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau, gồm trí tuệ nhân tạo, để phát hiện các nội dung gây tranh cãi trên nền tảng của họ.

Ông Vidyasagar nói rằng, cả Youtube và Google đều đầu tư lớn vào các công nghệ như học máy (machine learning) và con người để kiểm duyệt nội dung. Bên cạnh đó, họ còn triển khai các công cụ và chính sách để đáp ứng các qui định được đặt ra.

"Chúng tôi cần sự can thiệp của cả máy móc và con người để đạt thành công này", ông nói.

Trần Nam Thi

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.