Việt Nam - Thị trường chứng khoán cận biên tăng mạnh nhất châu Á năm 2017
Chứng khoán 2017, một năm của những kỷ lục | |
[Infographic] Theo dòng chính sách thị trường chứng khoán năm 2017 |
Bloomberg nhận định, năm 2017 là một năm rất thành công đối với chứng khoán châu Á, khi các thị trường từ Ấn Độ cho tới Indonesia và Hàn Quốc đều chạm ngưỡng kỷ lục, nhờ căng thẳng địa chính trị tại Triều Tiên, chiến dịch tháo gỡ đòn bẩy tài chính của Trung Quốc và đồng yen tăng giá. Tuy nhiên, định giá cổ phiếu của chứng khoán châu Á vẫn thấp hơn so với thế giới.
Cú nhảy ngoạn mục của công nghệ
Trong phiên 21/12, chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương lập kỷ lục mới, vượt đỉnh của năm 2007, theo số liệu của Bloomberg. Tâm điểm của thị trường khi đó là cổ phiếu công nghệ, với mức tăng mạnh nhất 8 năm qua (tăng 54%). Cổ phiếu công nghệ “thăng hoa” nhờ thành công của ứng dụng nhắn tin WeChat của Tencent Holdings, mảng kinh doanh thương mại điện tử của Alibaba Group và các dòng sản phẩm của Samsung Electronics.
Thị trường cận biên lên “voi”
Bloomberg cho hay, Việt Nam là thị trường cận biên tăng mạnh nhất (tính theo %) của châu Á trong năm nay, Bloomberg cho biết. Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng gấp đôi trong năm qua, chủ yếu nhờ một số thương vụ thoái vốn khỏi các công ty nhà nước và các cổ phiếu mới lên sàn. Chỉ số VN-Index theo đó đã tăng 47% trong năm nay.
Thị trường phát triển cũng tăng mạnh
Hong Kong và Nhật Bản là hai thị trường chứng khoán tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho các cổ đông, với tổng vốn hóa mới là 2,5 nghìn tỷ USD.
Trong đó, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng mạnh 36% nhờ cổ phiếu Tencent tăng mạnh. Tại Nhật Bản, chỉ số Topix cũng tăng 20%, đưa thị trường chứng khoán nước này lên cao nhất kể từ năm 1991.
Theo khuyến nghị của BlackRock Inc., quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, giới đầu tư nên giữ các cổ phiếu của Nhật Bản bởi thu nhập của các công ty khá ổn định và định giá cổ phiếu vẫn hấp dẫn.
Những thị trường chứng khoán đáng thất vọng nhất
Chiến dịch tháo gỡ đòn bẩy tài chính của chính phủ Trung Quốc là “đòn giáng” đối với thị trường chứng khoán nước này, khiến chỉ số Shanghai Composite chỉ tăng nhẹ 6,2% trong năm qua.
Trong khi đó, giới đầu tư chủ yếu đổ vốn ồ ạt vào các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn hóa lớn, tạo ra khoảng cách rất lớn với phần còn lại của thị trường.
Tuy nhiên, Pakistan và Lào mới là những thị trường chứng khoán có biểu hiện tệ nhất của châu Á. Đây cũng là hai thị trường duy nhất tại châu Á giảm điểm, với chỉ số KSE100 (Pakistan) giảm 16% và Laos Composite (Lào) giảm 1,6%.
Thị trường chứng khoán đắt đỏ nhất
Ấn Độ là thị trường chứng khoán đắt đỏ nhất châu Á với tổng vốn hóa thị trường đạt 2,4 nghìn tỷ USD. Tuần này, chứng khoán Ấn Độ cũng đang giao dịch ở mức cao kỷ lục.
Giới đầu tư kỳ vọng chứng khoán Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng. Giới phân tích tại Công ty Chứng khoán và Tư vấn tài chính Nomura (Ấn Độ), Ấn Độ đang ở đỉnh của chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn đang thận trọng theo dõi tình hình chính trị trước thềm bầu cử năm 2018.
Chứng khoán Hàn Quốc ổn định
Việc Triều Tiên phóng tên lửa khiến chứng khoán Hàn Quốc tăng vọt, với dòng vốn đổ vào lên tới 8 tỷ USD. Chỉ số Kospi theo đó đã lập kỷ lục vài lần trong năm qua.