|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Việt Nam nên hạn chế phát triển độc lập ngành công nghiệp dăm gỗ?

09:20 | 12/10/2016
Chia sẻ
Từ năm 2011, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp dăm gỗ lớn nhất thế giới...

Theo tài liệu của Tổ chức Bảo tồn và quản lý rừng bền vững Hoa Kỳ (Forest Trend), từ năm 2011, Việt Nam đã vượt qua Úc để trở thành nước cung cấp dăm gỗ lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp dăm gỗ của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Khối lượng xuất khẩu dăm gỗ tăng từ 400.000 tấn trong năm 2001 lên đến 6.200.000 tấn trong năm 2012. Điều này khiến cho giá trị xuất khẩu gỗ dăm của Việt Nam chiếm tỷ trọng 20% tổng giá trị xuất khẩu dăm gỗ toàn cầu và đạt khoảng 800 triệu USD. Và hiện nay các nhà máy chế biến gỗ dăm xuất khẩu vẫn liên tục được thành lập tại các tỉnh thành.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 4/2016, toàn tỉnh có 39 cơ sở sản xuất, chế biến dăm gỗ xuất khẩu trái phép tại 10 huyện. Tại Phú Yên thì ngày 31/7 đã khánh thành Nhà máy sản xuất dăm gỗ với vốn đầu tư lên đến 45 tỉ đồng và thị trường xuất khẩu là Nhật, Hàn Quốc, Mỷ.

Tuy nhiên, theo cá nhân người viết thì đó không phải là điều đáng mừng cho kinh tế Việt Nam, cho công nghiệp gỗ Việt Nam. Có thể nhận diện, phát triển công nghiệp dăm gỗ thành một ngành công nghiệp độc lập là kéo lùi sự phát triển, trên phương diện giá trị lẫn cơ cấu kinh tế.Phát triển độc lập công nghiệp dăm gỗ là luôn đối mặt với quy trình kinh tế nguy hại : Dùng chính phẩm chế biến thành thứ phẩm và bán giá phế phẩm.

Nên chăng Việt Nam hạn chế phát triển độc lập công nghiệp dăm gỗ xuất khẩu. Bởi lẽ, nếu tập trung nguồn lực phát triển ngành công nghiệp này sẽ đối diện với nhiều hệ luỵ và khó tránh được hậu quả “sớm nở tối tàn”. Tại sao vậy?

viet nam nen han che phat trien doc lap nganh cong nghiep dam go
Phát triển độc lập công nghiệp dăm gỗ là luôn đối mặt với quy trình kinh tế nguy hại : Dùng chính phẩm chế biến thành thứ phẩm và bán giá phế phẩm.

Bản chất của gỗ dăm là gỗ vụn, là những thải loại cuối cùng của dây chuyền chế biến sản phẩm gố. Có thể hiểu nôm na là gỗ dăm không thể sản xuất ra những sản phẩm gọi là đồ gỗ mà chỉ có thể sử dụng làm nguyên liệu cho những ngành công nghiệp khác, trong đó có cả việc chế biến những sản phẩm từ gỗ, giả gỗ như MDF hay Okal.

Như vậy, dăm gỗ là sản phẩm có thể tận dụng từ những loại gỗ không còn đáp ứng quy cách và chất lượng cho công nghiệp chế biến gỗ. Việc tận dụng gỗ dăm và tạo ra thương phẩm là một trong những nghiệp vụ kinh tế phát sinh khai thác được tối đa lợi ích, kiểu như giá trị gia tăng, trong ngành chế biến gỗ.

Do vậy, giá trị của gỗ dăm luôn thấp hơn những sản phẩm được tạo ra từ những nguyên liệu chính phẩm cùng loại trong ngành gỗ. Điều đó cho thấy việc phát triển ngành gỗ dăm luôn phải đi sau, luôn đi kèm với công nghiệp chế biến gỗ chính phẩm. Nếu phát triển đơn lẻ công nghiệp gỗ dăm thì đó có thể là hướng phát triển mạo hiểm.

Bởi lẽ, khi phát triển một ngành sản xuất mà sản phẩm được tạo ra là thứ phẩm thì điều đó sẽ khiến cho ngành sản xuất đó luôn đối mặt với nguy cơ phải bán sản phẩm với giá phế phẩm, khi quy luật cung cầu bất lợi cho nhà sản xuất.

Khi phát triển độc lập công nghiệp dăm gỗ thì đầu vào luôn là chính phẩm vì không thể có thứ phẩm thải loại để dùng làm nguyên liệu cho sản xuất. Thế là quy trình kinh tế nguy hại : dùng chính phẩm chế biến thành thứ phẩm để bán giá phế phẩm có thể được lập bất cứ lúc nào.

Tại các nhà máy chế biến gỗ dăm ở Việt Nam, hàng loạt những chính phẩm từ các loại gỗ tràm bông vàng, keo lá tràm hay bạch đàn…đều trở thành thứ phẩm mang tên dăm gỗ sau khi kết thúc một chu trình sản xuất. Trong khi những chính phẩm ấy có thể sử dụng cho công nghiệp chế biễn gỗ, cho ra những thương phẩm có giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều.

Cùng với đó là khối lượng công ăn việc làm, bao gồm cả lao động phổ thống và lao động có tay nghể được tạo ra lớn hơn rất nhiều so với sản xuất gỗ dăm, có cùng công suất. Việc phát triển ồ ạt công nghiệp dăm gỗ sẽ dẫn đến tình trạng các nhà máy chế biến gỗ tinh chế phải cạnh tranh với nhà máy chế biến dăm gỗ về giá cả nguyên liệu, thậm chí thiếu nguyên liệu cho sản xuất.