|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia bùng nổ mua sắm trực tuyến ở Đông Nam Á

09:55 | 19/10/2019
Chia sẻ
Trước đó, một nghiên cứu của Google và Temasek cho biết quy mô nền kinh tế Internet trong khu vực sẽ chạm mốc 300 tỉ USD vào năm 2025.

Indonesia, Thái Lan và Việt Nam được kì vọng là những quốc gia đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chi tiêu trên nền tảng số ở Đông Nam Á trong giai đoạn 5 năm tiếp theo, theo một báo cáo của công ti tư vấn Bain and Co.

Báo cáo được hợp tác thực hiện cùng Facebook cho thấy chi tiêu trên nền tảng số trong khu vực sẽ tăng gấp bốn lần lên mức 120,9 tỉ USD vào năm 2025, từ con số 31,3 tỉ USD vào năm 2018.

vietnam1

Việt Nam nằm trong nhóm thúc đẩy tăng trưởng tiêu dùng trên nền tảng số trong 5 năm tiếp theo. (Ảnh: Bloomberg)

Khảo sát với sự tham gia của gần 13.000 người tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, kết luận rằng tầng lớp trung lưu sẽ đóng góp từ 70% đến 80% của tăng trưởng tiêu dùng số. 

Xét về con số tuyệt đối, Indonesia hiện tại đang có lượng người dùng lớn nhất ở thời điểm hiện tại, tăng từ 64 triệu của năm 2017 lên 102 triệu của năm 2018.

"Nếu nhìn vào Thái Lan và Việt Nam, họ đang tăng trưởng rất nhanh. Và chúng tôi tin rằng Thái Lan và Việt Nam, vào thời điểm năm 2025, sẽ đạt quy mô tương đương hoặc lớn hơn Indonesia", Praneeth Yendamuri, đối tác nghiên cứu của Bain, chia sẻ.

Từ năm 2017 - 2018, số lượng khách hàng trên nền tảng số của Thái Lan tăng từ 21 triệu lên 34 triệu, nghiên cứu cho thấy, trong khi Việt Nam tăng từ 38 triệu lên 45 triệu cùng kì. Đến năm 2025, quy mô kinh tế số của Đông Nam Á sẽ đón nhận 310 triệu khách hàng, tăng lên từ con số 250 triệu của năm 2018.

Trong khi đó, Singapore là quốc gia "chi đậm" nhất khu vực, theo nghiên cứu, với 55% người dùng mua sắm trực tuyến được xếp vào nhóm này. Ở 5 quốc gia còn lại trong khảo sát, tỉ lệ người dùng thuộc nhóm chi nhiều tiền cho mua sắm trực tuyến từ 40% trở xuống.

Song Seng Wun, nhà kinh tế học của CIMB, nhận định việc làm ổn định và tăng trưởng thu nhập trong khu vực, nhất là với nhóm trung lưu, là động lực thúc đẩy tiêu dùng ở Đông Nam Á.

Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng toàn cầu trong năm tới chỉ đạt 3,4%, Song nhấn mạnh tăng trưởng ở Đông Nam Á nói riêng vẫn sẽ tiệm cận 5%.

"Thương mại điện tử tăng trưởng dựa trên hạ tầng số cải thiện và thu nhập tăng tạo ra cơ hội để doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm hơn tới thị trường", Song Seng Wun nói. Song rủi ro đến từ quản lí hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới để bảo vệ các mảng kinh doanh nội địa có thể sẽ là một yếu tổ cản bước sự phát triển.

Đến năm 2025, một người dùng số ở Đông Nam Á có thể sẽ chi tiêu 390 USD mỗi năm, tăng lên từ con số 125 USD của năm 2018. Quần áo, đồ chăm sóc cá nhân và làm đẹp sẽ là những mặt hàng đóng góp cho sự phát triển.

Người Đông Nam Á sẽ không tính toán quá nhiều khi ra quyết định mua, theo nghiên cứu. Praneeth Yendamuri chia sẻ rằng 54% người dùng trực tuyến đơn giản mua hàng khi họ thấy thích.

vietnam2

Trước đó, nghiên cứu của Google và Temasek nói rằng quy mô kinh tế số ở Đông Nam Á chạm mốc 100 tỉ USD trong năm 2019. (Việt hoá: Thái Sơn)

Nghiên cứu của Bain-Facebook cho thấy 67% người tham gia khảo sát không biết chính xác mình sẽ mua gì trước khi mua sắm trực tuyến. Trong tương lai, xu hướng này sẽ thay đổi dần sang mua sắm có kế hoạch khi người dùng cảm thấy thoải mái và tin tưởng hơn với thương mại điện tử.

Người dùng ở Đông Nam Á dù vậy có tính trung thành thấp khi họ thường xem nhiều hơn 3 website trước khi mua sắm. Đây cũng là một trong những lý do vì sao chưa có một ông lớn thống trị trong mảng TMĐT ở khu vực này.

Trong 6 quốc gia khảo sát, 50% số người khảo sát ở mỗi quốc gia nói họ sẵn lòng mua từ nhiều thương hiệu khác nhau. Và 86% nó họ vẫn so giá giữa kênh trực tuyến và ngoại tuyến trước khi mua.

Đáng chú ý, hơn 40% người dùng cho biết họ đã mua từ một cửa hàng trực tuyến chưa từng biết đến trước đó trong một năm trở lại đây. Lý do hàng đầu cho quyết định mua hàng là các đánh giá tích cực từ người dùng, khuyến mại và sản phẩm thú vị.

Tăng trưởng tiêu dùng ở Đông Nam Á được kì vọng sẽ là "mỏ vàng" cho các ông lớn mạng xã hội trên phương diện doanh thu quảng cáo. Sandhya Devanathan, giám đốc Facebook Singapore, chia sẻ Facebook hi vọng có thể củng cố mối quan hệ của mình với các nhà bán hàng trong tương lai.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thái Sơn

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.